Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?

12/06/2022
Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?
843
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp hợp đồng lao động? Làm việc ở thành phố nhưng nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở quê được không? Quyết định thôi việc để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phải là bản chính? Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không? Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.

Các chế độ BHTN gồm có: 

– Trợ cấp thất nghiệp.

– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

– Hỗ trợ học nghề.

– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Như vậy, theo Luật việc làm 2013, trợ cấp thất nghiệp là một trong 04 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, có thể hiểu trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết tình trạng thất nghiệp. 

Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?
Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:

Một là, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

Hai là, đáp ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định

Ba là, đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dich vụ việc làm

Bốn là, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị

Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó có:

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

Như vậy hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ yêu cầu nộp lại hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động đã hết hạn. Cụ thể ví dụ như bạn làm việc cho công ty với hợp đồng lao động 12 tháng, hết hạn hợp đồng công ty không ký hợp đồng mới. Lúc này bạn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì mới cần hợp đồng lao động đã hết hạn.

Trường hợp của bạn thì chỉ cần nộp quyết định sa thải như quy định trên chứ không cần nộp thêm hợp đồng lao động.

Mức đóng để hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu?

Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện được nêu tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013 như sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

– Sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà vẫn chưa tìm được việc.

Trừ trường hợp: người lao động hực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học từ 12 tháng trở lên; định cư nước ngoài, xuất khẩu lao động;…

Căn cứ quy định trên, người lao động đóng từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng thời thì được xem xét giải quyết trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.

Trình tự, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay

* Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Căn cứ Điều 16 Nghị định 60/2020/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 28/2015/NĐ-CP) hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay gồm:

– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ;

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực; hoặc bản sao kèm bản chính của giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn; hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Quyết định thôi việc;
  • Quyết định sa thải;
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

* Nơi nộp hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi người lao động muốn hưởng trợ cấp.

* Thời gian giải quyết:

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm gửi quyết định hưởng trợ cấp cho người lao động.

– Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng: Người lao động được chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

– Hằng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về tình hình việc làm để được nhận trợ cấp của tháng đó.

Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?
Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Trong giấy tờ hưởng trợ cấp thất nghiệp có cần nộp HĐLĐ không? . Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  xin giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đấtđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp hiện nay thế nào?

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;…
– Sổ BHXH
– 2 ảnh 3 x 4
– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp thất nghiệp được không?

Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Ốm đau; thai sản có xác nhận của cơ sở y tế.
– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế.
– Dịch bệnh; hỏa hoạn; lũ lụt; động đất; sóng thần; địch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Nhận trợ cấp thất nghiệp tại đâu?

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.