Người ta vẫn hay nói: “Nghèo ăn vụng, túng làm liều”. Ngày nay, kinh tế – xã hội đã có nhiều đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân qua đó cũng được cải thiện, song vấn nạn trộm cắp vẫn hoành hành gây nên nỗi ám ảnh cho người dân. Những tên trộm giờ đây không còn chỉ là những đối tượng nghèo khó, bần cùng mà thuộc nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, thậm chí là cả những người có tiền… Nhiều trường hợp túng quẫn đến mức nhân viên trộm tài sản của công ty. Lẽ tất yếu việc sa thải sẽ xảy ra, chỉ vì một phút suy nghĩ mà phải đánh đổi cả công việc.
Xin chào luật sư. Đồng nghiệp tôi đã lén trộm cắp tài sản công ty, trị giá tài sản khoảng 30 triệu đồng. Qua điều tra xác minh công ty tôi đã tìm được bằng chứng về hành vi trộm cắp tài sản. Anh ta đã khai nhận và bồi thường số tài sản đã trộm. Sau đó công ty đã sa thải khỏi đội ngũ nhân viên. Vậy liệu trường hợp của anh ta có bị pháp luật xử lý về tội trộm cắp tài sản nữa hay không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trộm tài sản của công ty được hiểu như thế nào?
Trộm tài sản của công ty là việc nhân viên công ty đó bằng sự lén lút đã xâm phạm đến tài sản chung của công ty. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu trái pháp luật. Tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí. Trộm cắp thể hiện ở việc người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, lén lút lấy và giấu, chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp nhân viên thực hiện hành động này trong môi trường làm việc sẽ chịu những hình thức kỷ luật của công ty. Nặng hơn có thể dẫn đến việc bị sa thải. Nhiều trường hợp còn chịu thêm những hình thức xử phạt hình sự được pháp luật quy định.
Mức phạt đối với hành vi trộm tài sản của công ty
Tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi này có thể phải chịu xử phạt hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Xử phạt hành chính hành vi trộm tài sản của công ty
Đối với hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản thiệt hại (dưới 02 triệu); chưa bị kết án về 01 trong các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Mức phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là từ 01 đến 02 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi trộm tài sản của công ty
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng. Nếu thuộc 01 trong các trường hợp:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạt tù từ 02 đến 07 năm với hành vi trộm tài sản của công ty. Nếu thuộc 01 trong các trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 đến 15 năm. Nếu thuộc 01 trong các trường hợp:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạt tù từ 12 đến 20 năm. Nếu:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Khởi kiện đòi lại tài sản công ty bị trộm cắp
Trong trường hợp công ty bị trộm mất tài sản. Biết được tài sản hiện đang do ai chiếm giữ; thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản; chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hồ sơ khởi kiện khi bị trộm tài sản của công ty
– Đơn khởi kiện: Theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; đơn khởi kiện có thể viết tay hoặc đánh máy.
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Căn cứ điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, chứng cứ có thể là: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực,..
.- Bản sao các giấy tờ tùy thân: Bản sao chứng mình thư nhân dân, căn cước công dân; hoặc hộ chiếu (còn thời giá trị sử dụng);
Thủ tục khởi kiện khi bị trộm tài sản của công ty
– Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện. Người có yêu cầu khởi kiện sẽ nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.
– Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi tài sản. Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định. Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày. Kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là nội dung tư vấn về Trộm tài sản của công ty bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Không quy định hậu quả gây ra do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra cấu thành tội phạm độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.
Mọi hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản đều có thể áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Riêng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, chỉ phải chịu hình phạt tù đối với tội trộm cắp tài sản trên 200 triệu; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.
Công ty được phép sa thải người lao động có hành vi trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.