Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của luật tố cáo

08/06/2021
900
Views

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tố cáo là gì?

Theo Khoản 1,Điều 2, Luật tố cáo năm 2018 có quy định: “1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  1. a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  2. b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”.

Trình tự giải quyết tố cáo

Theo quy định tại Điều 28 Luật tố cáo năm 2018 thì trình tự giải quyết tốc cáo được thực hiện như sau:

  1. Thụ lý tố cáo.
  2. Xác minh nội dung tố cáo.
  3. Kết luận nội dung tố cáo.
  4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Hình thức tố cáo

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan; tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản; và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung; thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan; tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

Xử lý ban đầu thông tin tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan; tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo; phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan; tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức; cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức; cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

Thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần; mỗi lần không quá 30 ngày.

Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo; và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh; hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

c) Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết; để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản; khi cần thiết thì lập thành biên bản; được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Trong quá trình xác minh; người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình; đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.

Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1; và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.

Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo; người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp

Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ; Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở; Chánh thanh tra cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

a) Xác minh nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh; kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;

b) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan; tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc trình tự giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật; thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét; giải quyết lại.

Trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ:

a) Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh; kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;

c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng; người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.

Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo; kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

a) Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

b) Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

đ) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi; bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo; người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo; và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo; người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

a) Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;

b) Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan; tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm; thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra; hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức; cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

Như vậy, khi phát hiện hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan; tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm. Mặt khác nếu cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật; thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hy vọng bài viết “Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định của luật tố cáo” có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ giải quyết tố cáo; xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận