Trên sàn TMĐT, lời mời chào hàng có phải đề nghị giao kết hợp đồng?

24/11/2021
Trên sàn TMĐT, lời mời chào hàng có phải đề nghị giao kết hợp đồng?
1319
Views

Thưa Luật sư, tôi là người cũng có một chút kiến thức pháp luật. Tôi có kinh doanh trên 1 sàn thương mại điện tử này. Tôi đã đăng tải hàng loạt sản phẩm của mình lên trang web đó. Gần đây có một vị khách chọn mua một trong những mặt hàng của tôi mà tôi đã đăng tải. Khổ nỗi lúc đó thì sản phẩm khách chọn đã hết, phải rất lâu nữa mới về lại. Tôi có nhắn tin xin lỗi khách. Thì khi đó vị khách đó đùng đùng nói tôi đã tự ý hủy hợp đồng, phải bồi thường thời gian chờ đợi cho họ. Trong khi tôi cho rằng chưa có hợp đồng nào được giao kết ở đây cả. Để cho chắc chắn, tôi muốn tham vấn ý kiến của luật sư về vấn đề này.

Trên sàn TMĐT, lời mời chào hàng có phải đề nghị giao kết hợp đồng?

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc trên nhé

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Lời mời chào hàng là gì?

Lời mời chào hàng là sự quảng cáo của bên bán bằng nhiều hình thức tới các đối tượng khách hàng khác nhau. Mục đích của bên bán là có thể bán được hàng để tạo ra lợi nhuận. Hình thức chào hàng có thể rất đa dạng, từ phát tờ rơi, băng rôn,…

Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Trên sàn TMĐT, lời mời chào hàng có phải đề nghị giao kết hợp đồng?

Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng là lợi mời chào hàng

Nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng theo quy định.

Đề nghị giao kết hợp đồng

Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó.

Rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng

Website thương mại điện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Cơ chế rà soát và xác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau:

a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;

b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.

Những thông tin này phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.

2. Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.

3. Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nói trên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng

1. Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng.

2.Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin sau:

a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;

b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

c) Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

1. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng.

2. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

Kết luận

Như vậy, lời mời chào hàng và đề nghị giao kết hợp đồng là không giống nhau. Trong trường hợp của bạn, bên bán đã từ chối lời đề nghị giao kết hợp đồng của bên mua. Do đó hợp đồng chưa được giao kết. Các bên không có quyền lợi và nghĩa vụ gì đối với hợp đồng đó. Bên cạnh đó, theo quy định sau 12 giờ kể từ thời điểm bên mua gửi lời đề nghị giao kết. Nếu bên bán không phản hồi thì lời đề nghị này vốn dĩ cũng đã hết hiệu lực. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng. 

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Trên sàn TMĐT, lời mời chào hàng có phải đề nghị giao kết hợp đồng?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận