Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức để đóng góp và tạo nên khối tài sản chung nhất định. Với luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay, các cặp vợ chồng được quyền lựa chọn nhiều phương án về để phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, có thể không có tài sản chung hoặc phân chia tài sản chung, riêng. Tuy vậy, trong một số trường hợp thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới để đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba. Vậy trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo quy định pháp luật như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo quy định pháp luật
Trong quan hệ hôn nhân theo như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và theo như cuộc sống thường ngày, khi vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng nhau đóng góp tạo nên khối tài sản chung nhất định. Với chế độ hiện nay, các cặp vợ chồng được quyền lựa chọn nhiều chế độ tài sản khác nhau, có thể không có tài sản chung hoặc phân chia tài sản chung, riêng. Tuy vậy, trong một số trường hợp thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới để đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba.
Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau:
“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
Thông qua quy định cụ thể được nêu trên ta nhận thấy để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm, trong một số trường hợp, nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự liên đới nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Mục đích chính của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi có nhiều người cùng tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ đó theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Cũng chính bởi vì vậy mà trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất. Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây:
“Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này”
Một là, trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
Hai là, trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, khi đó giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện theo ý định, mong muốn của cả hai vợ chồng. Tài sản được sử dụng vào mục đích kinh doanh hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.
Ba là, trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp này được áp dụng khi tài sản liên quan đến nhà đất, động sản phải đăng ký…mà chỉ có tên vợ hoặc chồng, nhưng đó là tài sản chung của 2 người. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung này đều do hai vợ chồng chịu trách nhiệm.
Trên cơ sở kế thừa Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điều 27 đã quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Theo đó, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, khám, chữa bệnh – khoản 1 Điều 30).
Vợ, chồng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch khác phù hợp với những quy định về đại diện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Ngoài ra, Luật đã quy định cụ thể tại Điều 37 về vấn đề vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịch dân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó.
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi dưỡng, việc chi tiêu cho cuộc sống gia đình là cần thiết, hơn hết hôn nhân được xây dựng dựa trên mong muốn từ hai phía để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sửa nhà, ăn uống, chăm con…thì người còn lại cũng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà không có tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu trách nhiệm vì trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, thực hiện nghĩa vụ liên đới là việc có nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ cụ thể. Và, những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Tất cả các chủ thể này đều là chủ thể có nghĩa vụ. Cũng chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt theo quy định ủa pháp luật hiện hành. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Nợ do chồng xác lập, vợ có trách nhiệm trả cùng không?
Trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn đặt ra đối với những khoản như sau:
- Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương.
- Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy: Nếu chồng vay nợ mà vợ không biết thì sẽ xảy ra hai trường hợp:
- Cả hai phải cùng nhau chi trả khoản nợ đó: nếu có căn cứ xác định khoản nợ thuộc vào các trường hợp đã nếu ở trên.
- Chỉ người vay mới phải có nghĩa vụ trả: nếu khoản vay đó là vay đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định
- Chồng chơi lô đề vợ có phải trả nợ thay không?
- Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo quy định pháp luật“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
– Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
– Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện
Nợ chung là những khoản nợ được xác định là các khoản như:
– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
– Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương.
– Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.