Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi

31/08/2022
Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi
399
Views

15 tuổi là độ tuổi đàn trong quá trình trưởng thành thích học hỏi những thứ mới mẻ nhưng bên cạnh đó cũng sẽ rất dễ bị lệch lạc khi không có người hướng dẫn đúng hướng cho trẻ. Không chỉ vậy, 15 tuổi cũng đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy mức xử phạt không quá nặng nhưng sẽ là vết nhơ theo các em cả đời. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Người chưa thành niên là gì?

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay cũng chưa có một khái niệm rõ ràng về người chưa thành niên, nhưng có thể định nghĩa người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi. Vì người chưa thành niên trong khoa học thì ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn toàn về nhận thức hoặc nhân cách nên chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, người chưa đủ 18 tuổi được giải thích rất cụ thể trong Điều 21 là người chưa thành niên. Đối với các giao dịch dân sự đối với người chưa thành niên là những  người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Đối với các giao dịch  dân sự thì trừ trường hợp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hợp với lứa tuổi của người chưa thành niên thì đa số khi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên đồng ý như là cha mẹ…của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập giao dịch dân sự. Còn đối các giao dịch mà cho người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hải được những người chưa thành niên có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự. Trừ các giao dịch có liên quan đến tài sản mà nhà nước có yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

15 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).”

Quy định về người chưa thành niên phạm tội

Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi
Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm, cụ thể: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn và được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

  • Cải tạo không giam giữ

– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng

– Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

– Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

  • Tù có thời hạn

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Giảm hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội

Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự như sau:

“Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Đối với tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong trường hợp này vẫn được áp dụng đối với người dưới 16 tuổi phạm tội. Các tình tiết này được quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

“1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu mã số thuế cá nhân, hỗ trợ đăng ký mã số thuế cá nhân, tự đăng ký mã số thuế cá nhân online. … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người chưa thành niên phạm tội chịu trách nhiệm thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau: 
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

15 tuổi ăn trộm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó người phạm tội nếu đủ từ 15 tuổi sẽ bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tuy nhiên khi thực hiện hành vi thì người phạm tội đủ 15 tuổi nên căn cứ Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính như sau:
– Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
– Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
– Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Như vậy, trong trường hộ này, người phạm tội đủ 15 tuổi không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi trộm cắp tài sản của mình

4/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.