Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?

28/02/2023
Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?
523
Views

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc tra cứu nhân khẩu thế nào? Tôi có mướn một nhân viên trông kho hàng. Hôm qua, tôi nghe nhân viên nói nhân khẩu của nhân viên mới này không tốt, kêu tôi tra cứu rồi cẩn trọng quyết định. Không biết tôi có thể tra cứu nhân khẩu được hay không? Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho luật sư 247. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Sử dụng Căn cước công dân gắn chíp hiện nay ra sao?

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của công dân (theo Điều 3).

Về giá trị sử dụng, khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về Căn cước công dân (theo Điều 20).

Sử dụng thiết bị đọc mã QR trên Căn cước công dân gắn chip ra sao?

Cá nhân, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc mã QR thẻ Căn cước công dân tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân.

Thông tin được hiển thị khi quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân bao gồm:

– Số Căn cước công dân gắn chíp;

– Số Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);

– Họ và tên;

– Ngày tháng năm sinh;

– Giới tính;

– Địa chỉ thường trú;

– Ngày cấp Căn cước công dân.

Sổ hộ khẩu không có số thì giải quyết như thế nào?

Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu muốn điều chỉnh thông tin sổ hộ khẩu bị sai sót do lỗi của Cơ quan đăng ký, cá nhân có thể thực hiện cách xử lý trường hợp này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ.

  • Sổ hộ khẩu
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 được phát tại Cơ quan công an thực hiện thủ tục. Trong trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh, quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải có giấy xác nhận tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 
  • Xuất trình CMND/CCCD.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện/quận/thị xã
  • Đối với các tỉnh khác: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Khi nhận hồ sơ, cán bộ sẽ đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú để xử lý. cụ thể như sau:

  • Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu, hoặc biểu mẫu chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận phải hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ. 
  • Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ đó, và trả lời lại cho công dân bằng văn bản, ghi rõ lý do không tiếp nhận. 

Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Bước 3: Trả kết quả

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu xử lý của công dân, cơ quan đăng ký sẽ trả sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Cơ quan đăng ký sẽ có trách nhiệm cấp lại sổ có nội dung và số đã cấp trước đây trong hồ sơ gốc mà cơ quan đang lưu trữ.

Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?

Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

Luật CCCD năm 2014 quy định thẻ CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.

Sử dụng thiết bị đọc QRCode trên thẻ CCCD

Công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc QRCode theo tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành, đã tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm số CCCD; số CMND 9 số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; nơi thường trú; ngày cấp CCCD.

Sử dụng thiết bị đọc chip điện tử trên thẻ CCCD

Công dân, cơ quan, tổ chức cũng có thể dùng thiết bị đọc thông tin trong chip trên CCCD để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.

Tra cứu thông tin cá nhân trong CSDL quốc gia về dân cư

Theo hướng dẫn, người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong CSDL quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách: Truy cập trang dichvucong.dancuquocgia.gov.vn; đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia), xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Tiếp đó, tại trang chủ, người dân chọn chức năng “Thông tin công dân”, nhập các thông tin theo yêu cầu và nhấn “Tìm kiếm”. Lúc này, thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình. 

Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?
Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?

Thông tin của công dân được quản lý trên môi trường điện tử

Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy… hết giá trị sử dụng từ năm nay (theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú) mọi thông tin của công dân được lưu trữ, quản lý trên môi trường điện tử.

Theo quy định tại Nghị định 104/2022 thì 4 loại giấy tờ thay cho sổ hộ khẩu chứng minh thông tin cư trú gồm:

– Căn cước công dân

– Chứng minh nhân dân

– Giấy xác nhận thông tin về cư trú

– Giấy thông báo số định danh cá nhân

Có thể thấy, từ đầu năm 2023, công dân không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu khi đi thực hiện các thủ tục hành chính, mọi thông tin cá nhân liên quan sẽ được khai thác trực tiếp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ sổ hộ khẩu điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tra cứu nhân khẩu trong sổ hộ khẩu thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến giải thể công ty Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

 Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thế nào?

Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin”.

Người dân có thể tra cứu số sổ hộ khẩu theo các bước nào?

Bước 1: Truy cập vào trang web của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn và kéo xuống dưới chọn mục tra cứu trực tuyến.
Bước 2: Sau khi cửa sổ tra cứu online hiện ra, người dân click vào tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bên góc phải màn hình.
Bước 3: Nhập đầy đủ các trường thông tin trong mục này.

Tra cứu thông tin trên sổ hộ khẩu như thế nào?

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ – https://baohiemxahoi.gov.vn (1)
Bước 2: Tại trang chủ, kéo xuống dưới và chọn mục “Tra cứu trực tuyến”(2)
Bước 3: Tại màn hình tra cứu, chọn “Tra cứu mã số BHXH” (1) tại góc bên phải
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện chức năng tra cứu (2) bao gồm:
Trường thông tin bắt buộc phải điền gồm: Tỉnh/thành phố, Họ và tên

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.