Xúi giục người khác tự sát là hành vi dùng lời nói hay hành động để kích động, dụ dỗ, lừa dối làm cho người khác tự tước bỏ quyền sống của mình. Giúp người khác tự sát là hành vi tạo các điều kiện về vật chất, tinh thần để người khác thuận lợi trong việc tự sát. Vậy tội xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát có hình phạt như thế nào? Để hiểu rõ thêm về vấn đề trên, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp luật
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là gì?
Xúi giục người khác tự sát, được hiểu là hành vi thúc đẩy người khác tự chấm dứt cuộc sông của chính họ.
Giúp người khác tự sát được hiểu là hành vi tạo điều kiện cần thiết cho người khác để tự chấm dứt cuộc sống của chính họ.
Tội xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát có hình phạt như thế nào?
Đối với tội phạm này, hiện nay pháp luật chỉ quy định về các hình phạt chính có thể được áp dụng như:
- Cải tạo không giam giữ;
- Phạt tù có thời hạn.
Cụ thể:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu bạn thực hiện một trong những hành vi sau đây:
- Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
- Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Đối với trường hợp thực hiện một trong những hành vi như chúng tôi đã liệt kê phía trên, nhưng hậu quả làm 02 người trở lên tự sát, thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy có thể thấy rằng hành vi xúi giục hoặc giúp sức người khác tự sát có chế tài khá nghiêm khắc.
Bởi hành vi này có thể tạo ra hậu quả nặng nề cho những người thân, gia đình, bạn bè của nạn nhân cũng như cho toàn xã hội.
Nếu có những hành vi trên, có thể phải đối mặt với án phạt tù có thời hạn lên tới 07 năm, tuỳ vào hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, Toà án còn cân nhắc hình phạt dựa vào nhân thân của người phạm tội như người phạm tội có phải là phụ nữ đang mang thai hay không hay người phạm tội có phải là người cao tuổi hay không.
Những tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hình phạt áp dụng cho người phạm tội của Tòa án.
Cấu thành tội phạm của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Để xác định có hành vi phạm tội này hay không thì phải thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm sau đây:
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Có thể thấy, Điều 131 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 02 hành vi phạm tội. Cụ thể là hành vi xúi giục người khác tự sát và hành vi giúp người khác tự sát.
Hành vi xúi giục người khác tự sát được cụ thể hóa như sau: Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ. Những hành vi này thường được thể hiện bằng lời nói, hoặc lợi dụng tình trạng để kích động nạn nhân tự tước đoạt mạng sống của họ.
Hành vi giúp người tự sát được cụ thể hóa như sau: Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
- Tạo điều kiện vật chất ví dụ như: mua cho họ những vật dụng, dụng cụ, không gian để nạn nhân tự sát.
- Tạo điều kiện về mặt tinh thần như ủng hộ tinh thần tự sát của họ…
Hậu quả
Những hành vi nêu trên dẫn đến nạn nhân có hành vi tự tước đoạt mạng sống của mình. Hậu quả chết người không phải yếu tố quyết định có cấu thành tội phạm hay không. Chỉ cần nạn nhân tự sát thì tội phạm hoàn thành.
Mặt chủ quan của tội phạm
Yếu tố lỗi
Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây được xác định cả 2 lỗi cố ý là: Cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
Mục đích
Mục đích là để nạn nhân thực hiện hành vi tự tước đoạt mạng sống của mình.
Khách thể của tội phạm
Các hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm (một cách gián tiếp) đến tính mạng của người khác.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội này sẽ là người từ đủ 16 tuổi trở nên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Khi xem xét để định tội danh, Toà án phải xem xét kỹ 04 dấu hiệu cấu thành tội phạm
Nếu không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hình phạt nào áp dụng tội giết người?
Hình phạt chính
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Hình phạt này sẽ áp dụng cho những người có hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:
Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Có thể hiểu nạn nhân là người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao. Ví dụ: kiểm lâm bảo vệ rừng; cảnh sát bảo vệ trật tự công cộng;…
Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp giết người mà động cơ là để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ.
Tính nguy hiểm của những trường hợp giết người này ở chỗ không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người mà còn xâm phạm nghiêm trọng trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung của xã hội gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị an.
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội. Điều này không chỉ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội.
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác:
Ví dụ muốn che giấu tội trộm cắp tài sản mà mình đã thực hiện có nguy cơ bị lộ nên đã giết người để bịt đầu nối.
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân:
Đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán. Có thể coi trường hợp này là giết người vì động cơ đe hèn.
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ:
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về hành vi thực hiện tội giết người một cách man rợ. Nên thực tế vẫn áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Thực hiện tội giết người một cách man rợ như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp:
Là trường hợp dùng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người. Ví dụ như bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp thực hiện hành vi giết bệnh nhân của mình.
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Ví dụ như dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng những người khác;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ:
- Vì động cơ đê hèn
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Mức phạt này sẽ áp dụng cho những người phạm tội giết người nhưng không thuộc các trường hợp nêu trên.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đối với trường hợp người phạm tội giết người chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị sẽ bị phạt tù với mức trên đây.
Hình phạt bổ sung
Bên cạnh các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Người dưới 18 tuổi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
- Tội vô ý làm chết người có thể chịu phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “Tội xúi giục hoặc giúp đỡ người khác tự sát có hình phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Vô ý làm chết người là hành vi của một người mà:
Không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc
Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.
Người phạm tội phải thực hiện hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp trên theo Điều 123. Đồng thời, Thẩm phán là người quyết định hình phạt sẽ dựa trên các tình tiết tăng nặng, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, hậu quả và thiệt hại đã gây ra … để quyết định người phạm tội giết người có bị tử hình hay không.