Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

27/10/2022
Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định
686
Views

Tôi tên là Phạm Thị Thu Thảo (ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tôi có câu hỏi cần được Luật sư tư vấn giúp tôi. ” Cựu thanh tra Chính phủ bị cho là cố ý làm lộ bản dự thảo kết luận thanh tra của Đoàn Thanh tra Chính phủ cho người ngoài phát tán gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương. Vậy tôi xin được hỏi, theo pháp luật hiện hành, bí mật nhà nước là gì? những người làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

Để giải đáp về vấn đề này. Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề “Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu?” thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bí mật nhà nước là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định:
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Điều 3 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định các nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

  1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
  4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
  5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

Bí mật nhà nước gồm những gì?

Những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, cụ thể:

  • Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chủ trương, kế hoạch, phương án phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên, đối phó với chiến tranh.
  • Các chương trình nghiên cứu, sản xuất, phát triển, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị an ninh, quốc phòng phục vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền quốc gia; giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ.
  • Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đối nội, đối ngoại và các vấn đề phải giữ bí mật theo cam kết với nước ngoài.
  • Các vấn đề liên quan đến các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước chưa công bố.
  • Các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
  • Các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu.
  • Các chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội; y tế; giáo dục và đào tạo; thông tin và truyền thông và các lĩnh vực khác chưa công bố.

Phân loại bí mật nhà nước

Căn cứ theo quy định tại điều 8. Phân loại bí mật nhà nước Luật bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 quy định cụ thể như sau:
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

  1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
  2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
  3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thời hạn giải mật bí mật nhà nước được giới hạn trong một Khoảng thời gian nhất định căn cứ vào yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của quốc gia, dân tộc, cụ thể: 40 năm đối với bí mật nhà nước độ tuyệt mật, 30 năm đối với bí mật nhà nước độ tối mật, 20 năm đối với bí mật nhà nước độ mật.
Thời hạn giải mật bí mật nhà nước được tính từ ngày ban hành, tạo ra bí mật nhà nước.
Trường hợp hết thời hạn, nếu xét thấy việc công khai nội dung bí mật nhà nước sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thì cơ quan ban hành, tạo ra bí mật nhà nước có quyền gia hạn tiếp.
Việc xem xét gia hạn thời hạn giải mật bí mật nhà nước phải được thực hiện trước khi hết thời hạn theo quy định và việc gia hạn có thể được thực hiện nhiều lần. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo mật theo quy định.

Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?
Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước

Hành vi vi phạmMức phạt tiền
+ Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định;
+ Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định;
+ Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định.
+ Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
+ Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
+ Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
+ Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước không đúng quy định;
+ Xác định sai độ mật theo quy định.
+ Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước theo quy định.
Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng
+ Thu thập bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả khi để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
+ Không thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
+ Không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước;
+ Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng

+ Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
+ Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
+ Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
+ Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
+ Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng

+ Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
+ Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng

Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu theo quy định?

  • Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 337, 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về các tội như sau:
    • Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
    • Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    • Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
    • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
    • Có tổ chức;
    • Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
    • Phạm tội 02 lần trở lên;
    • Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
    • Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    • Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
    • Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Tội làm lộ bí mật nhà nước bị phạt tù bao nhiêu lâu? ”. Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì liên quan hãy liên hệ với Luật sư 247 để được giải đáp kỹ lưỡng hơn. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể, công ty TNHH 1 thành viên, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự hay tìm hiểu về thủ tục, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh… Quý khách vui lòng liên hệ  Luật sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hành vi chiếm đoạt, tiêu huỷ, mua bán tài liệu bí mật Nhà nước là gì?

Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý tài liệu bí mật Nhà nước để lấy các tài liệu đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài liệu bí mật Nhà nước để lấy các tài liệu đó.
Có thể hiểu một cách khái quát là chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, công nhiên, trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Tài liệu bao gồm những loại nào?

Tài liệu bao gồm: Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác.

Hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước là gì?

Hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước là hành vi làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm mục đích tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt về chính quyền gây hoang mang trong nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.