Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tội cướp giật tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hình sự? Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi; và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng. Trong trường hợp này, cho tôi hỏi , H phạm tội gì a? Cảm ơn luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi cướp giật tài sản
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
Các yêu tố cấu thành tội cướp giật tài sản
a) Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cướp giật tài sản; là quyền sở hữu tài sản và quyền nhân thân (tính mạng, sức khỏe) của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ. Cũng giống như những tội phạm liên quan đến tài sản khác; người có hành vi cướp giật tài sản đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thường những tài sản bị cướp giật sẽ là tiền, trang sức hoặc những tài sản nhỏ, gọn có giá trị khác.
Có những trường hợp, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe; hoặc tính mạng của người bị cướp giật tài sản. Chính vì vậy, đây được xem là những yếu tố để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
b) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Những người từ đủ 16 tuổi trở lên; và có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản; thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điều 171 Bộ Luật Hình sự.
Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự?
Theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; thì người có hành vi cướp giật tài sản sẽ bị xử lý như sau:
– Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi; phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
- Làm chết người;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống
H đã có hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của chị A; cụ thể là hành vi “Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất”. H lợi dụng sơ hở của chị A là tin tưởng vào người lạ sẽ giúp mình sửa xe; nên chị không đề phòng. Lúc H chiếm mất xe do quá bất ngờ nên chị A không giữ lại được chiếc xe mặc dù chị có khả năng giữ lại; và chị biết là H đang chiếm đoạt chiếc xe của chị. Chị A hô hào nhờ người dân giúp đỡ nhưng không kịp.
,khi chiếm được chiếc xe của chị A, H đã có hành vi nhanh chóng tẩu thoát và tẩu tán tài sản. Thể hiện ở hành vi H khởi động xe và phóng vọt đi; sau đó H gửi xe tại nhà người quen là B rồi ngay sau đó mang đi tiêu thụ.
Cả hai hành vi công khai chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát đều là hành vi về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phân biệt tội danh: Trộm cắp, Cướp và Cướp giật tài sản
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự“. Nếu có thắc mắc gì thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi hường gặp
Theo mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm tại điều 9 Bộ luật hình sự 2015;, Tội cướp tài sản được phân loại vào tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ; theo đó, thời hạn điều tra với tội này là không quá 4 tháng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án; Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra như sau:
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng
Tuy có cùng hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản như tội cướp giật tài sản; nhưng người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản của họ.