Tòa án gia đình và người chưa thành niên tổ chức hoạt động thế nào?

06/10/2021
Tòa án gia đình và người chưa thành niên
1072
Views

Như đã biết; các vụ án liên quan đến trẻ em và hôn nhân gia đình đều có tính đặc thù; không giống như các vụ án khác. Đối với các đối tượng trẻ em; không phải cứ bỏ tù, cứ trừng phạt là tốt mà cần có các biện pháp xử lý nhân văn hơn. Do đó; Tòa gia đình và người chưa thành niên được thành lập; tuy mới ra đời nhưng cũng đã có những đóng góp trong việc bảo vệ với những người yếu thế trong xã hội; tạo môi trường xét xử phù hợp. Vậy; tổ chức và hoạt động của tòa này trong hệ thống cơ quan tòa án nước ta như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái quát về tòa gia đình và người chưa thành niên

Tòa gia đình và người chưa thành niên lần đầu tiên được quy định tại Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

Đây là tòa chuyên trách đầu tiên trên cả nước chuyên giải quyết các vụ án liên quan đến trẻ em; hôn nhân gia đình. Là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức tại Tòa án nhân dân cấp huyện và tương đương; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao.

Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ giải quyết hai loại việc chính:

  • Loại việc hôn nhân gia đình
  • Các vụ việc liên quan đến trẻ em.

Các vụ án liên quan đến hôn nhân, gia đình có những đặc thù riêng. Bởi không phải tòa án phán quyết là xong mà còn quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng con cái vẫn kéo dài sau đó. Cách thức lấy lời khai của trẻ em trong những vụ án hôn nhân như thế nào cho đúng; đại diện của trẻ em là ai; không thể là bố; hoặc mẹ được vì họ bị chi phối những lợi ích riêng nên đại diện cho con cũng không đảm bảo được ý chí nguyện vọng của con.

Và việc giải quyết những vụ án trẻ em vi phạm pháp luật cũng sẽ có cách tổ chức để không ảnh hưởng tâm lý của trẻ em.

Tổ chức của tòa gia đình và người chưa thành niên

Theo quy định tại Điều 30, 38 và 45 của Luật tổ chức tòa án nhân dân; thì trong cơ cấu của Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện có Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Việc thành lập Tòa án này không chỉ là sự sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân theo hướng hợp lý hơn mà còn là thiết chế mới tạo điều kiện để chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình; và người chưa thành niên nhằm nâng cao hiệu quả; chất lượng và rút ngắn thời hạn giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân.

Tòa này ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình Tòa chuyên trách nên nhân sự cũng bao gồm các Thẩm phán và Thư ký Tòa án; đội ngũ lãnh đạo bao gồm Chánh Tòa và các Phó Chánh tòa.

Tòa chuyên trách này cần có phòng tư vấn – hòa giải; phòng trẻ em; phòng trợ giúp y tế và phòng xét xử thân thiện.

Đội ngũ nhân sự phụ trách tòa này yêu cầu phải nắm chắc các quy định của pháp luật về tư pháp người chưa thành niên; về hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cũng chỉ đạo các Tòa án cần chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức phúc lợi xã hội, cơ quan y tế; giáo dục ở trung ương; và địa phương để phối hợp với tòa án giải quyết tốt các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa gia đình và người chưa thành niên.

Hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên.

Được tổ chức theo mô hình tòa chuyên trách và xét xử những vụ án với các đối tượng có phần đặc biệt nên hoạt động của tòa gia đình; và người chưa thành niên cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Ngày 21 tháng 9 năm 2018; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa án gia đình; và người chưa thành niên.

Điều 5 của Thông tư này quy định những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.

Theo đó; những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa án gia đình và người chưa thành niên; nếu không thuộc trường hợp quy định tại  Điều 4 của Thông tư này; thì được xét xử tại phòng xét xử thân thiện.  

Tòa gia đình và người chưa thành niên có trình tự; thủ tục giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình và người chưa thành niên được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Những Luật, Bộ luật này có quy định dành riêng cho người chưa thành niên nhưng về mặt thủ tục xét xử; giải quyết cũng cơ bản giống như các vụ việc thông thường khác; tuy nhiên quá trình giải quyết có thể thủ tục hoà giải sẽ kéo dài hơn và có việc giám sát, đánh giá tâm lý; tình cảm của trẻ em.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Tòa gia đình và người chưa thành niên được tổ chức hoạt động thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người chưa thành niên là gì?

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập; thực hiện theo điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015.

Các giáo dịch dân sự của người chưa thành niên thực hiện thế nào?

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập; thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập; thực hiện giao dịch dân sự; trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản; động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Các cơ quan nào có quyền yêu câu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn?

Trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận