Hiện nay, một số bạn trẻ không có thời gian; và cảm xúc để dành cho một mối quan hệ lâu dài. Thay vào đó, họ lựa chọn lối sống tình một đêm; hay còn gọi là “friends with benefits” hay “one night stand”. Vậy tình một đêm có vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
Nội dung tư vấn
Tình một đêm là gì?
Tình một đêm hay được biết đến với tên tiếng anh là “Friends With Benefits” hay “One Night Stand”; đây được xem là một mối quan hệ trên mức thân thiết giữa 2 người bạn thân với nhau. Tình một đêm được ra đời dựa trên nguyên lý tối hậu: [Tình bạn + Tình dục] nhưng không phải [Tình yêu]. Nó là giải pháp cứu cánh xuất sắc dành cho những kẻ độc thân nhưng không thích ràng buộc.
Khi bắt đầu mối quan hệ Tình một đêm; bạn sẽ không phải tỏ ra mình là con người mà đối phương đang kỳ vọng; mà sẽ cùng nhau chia sẻ với nhau như những người bạn. Đối với vấn đề tình dục, cả hai suy nghĩ rất thoáng; có thể sẵn sàng lên giường cùng nhau mà không có bất cứ sự ràng buộc nào. Trong công việc, cuộc sống hàng ngày họ vẫn hành xử với nhau như những người bạn.
Tình một đêm có vi phạm pháp luật không?
Trên thực tế, nếu hai người đã đủ tuổi quan hệ theo quy định của pháp luật; tự nguyện bắt đầu mối quan hệ với nhau; thì việc có mỗi quan hệ tình một đêm không phải vấn đề pháp luật cấm; vì cậy, không có sự vi phạm.
Tuy nhiên, vẫn cần cân nhắc một số trường hợp có thể có dấu hiệu phạm luật như sau:
Quan hệ tình dục nhằm vụ lợi như chứa mại dâm, môi giới mại dâm
Nếu việc bắt đầu tình một đêm; tức là mối quan hệ nhằm đáp ứng về mặt tình dục, sinh lý; nhưng một trong hai bên có yêu cầu về tiền thì mới thực hiện việc quan hệ thì có thể xem là nhằm mục đích vụ lợi; là dấu hiệu của hành vi mua bán dâm.Như vậy, người có hành vi này sẽ bị xử lý theo điều 23 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với người bán dâm; và điều 22 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hoặc điều 329 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 đối với người mua dâm.
Mời bạn xem thêm: Lợi dụng mạng xã hội để bán dâm bị xử lý thế nào?
Hành vi quan hệ tình dục mà không được sự đồng ý, tự nguyện
Mối quan hệ tình một đếm cần sự đồng thuận cả hai để được coi là một trong các điều kiện hợp pháp. Nếu chỉ một trong hai bên muốn; người còn lại bị ép buộc tham gia; thì có thể xét dấu hiệu cụ thể để xử lý theo tội danh như hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô,… theo luật hình sự hiện hành.
Cả hai bên tự nguyện nhưng chưa đủ tuổi
Như đã nói ở trên; mối quan hệ tình một đêm cần hai điều kiện để hợp pháp. Thứ nhất là sự tự nguyện của hai các bên tham gia; thứ hai là đáp ứng yêu cầu về độ tuổi theo quy định pháp luật Việt Nam là từ đủ 18 tuổi. Nếu không đủ điều kiện về tuổi, thì có thể bị xử lý theo tội dâm ô người dứoi 16 tuổi, giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người từ 13 đến dưới 16 tuổi,… theo luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc tình một đêm có vi phạm pháp luật không?
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tội hiếp dâm được quy định tại điều 141 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017; mức án cho tội này là phạt tù từ 02-07 năm. Tuy nhiên, phụ thuộc tình tiết cụ thể, mức phạt có thể lên tới chung thân.
Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục.
– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
– Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).