Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022 gồm những gì?

04/08/2022
Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022
995
Views

Xin chào Luật sư. Gia đình tôi dạo này đang gặp khó khăn về tài chính. Vợ chồng tôi đều bị mất việc. Vì thế, chúng tôi muốn nộp đơn xin xác nhận hộ nghèo để dược hỗ trợ nhưng lại không rõ về quy định lắm. Mong luật sư tư vấn cho tôi: Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022 là gì? Thủ tục xét như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi xin hân hạnh giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 07/2021/NĐ-CP

Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 như sau:

“1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

a) Tiêu chí thu nhập

– Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

– Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

– Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo đó, để đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 dựa trên tiêu chí thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để được công nhận là hộ nghèo.

Quy định về dịch vụ xã hội cơ bản có 06 dịch vụ, gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản có 12 chỉ số theo quy định nêu trên.

Chuẩn hộ nghèo được quy định như thế nào trong năm 2022?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP:

“2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025

a) Chuẩn hộ nghèo

– Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.”

Theo đó, trường hợp nhà người dân ở khu vực nông thôn thì chuẩn hộ nghèo được quy định là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trường hợp nhà người dân ở khu vự thành thị thì chuẩn hộ nghèo được quy định là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Như vậy, nếu xét thấy gia đình người dân thuộc quy định chuẩn hộ nghèo nêu trên thì có thể làm đơn đề nghị xét hộ nghèo trong năm 2022.

Quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận hộ nghèo

Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022
Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022

Bước 1: Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

Bước 3: Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do. Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.

Thời gian giải quyết  là 07 ngày theo hành chính, hồ sơ để thực hiện là 01 bộ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tiêu chí xét hộ nghèo năm 2022. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và giải thể công ty cổ phần; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo gồm những gì?

Các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo bao gồm:
– Hỗ trợ BHYT
– Miễn học phí cho học sinh; sinh viên
– Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở
– Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng

Hồ sơ xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ để xin xác nhận hoàn cảnh gia đình bao gồm:
– Đơn xin xác nhận hoàn cảnh gia đình khó khăn;
– CMND/CCCD/Sổ hộ khẩu của cá nhân, gia đình có nhu cầu, nguyện vọng;
– Các xác nhận của cơ quan thứ ba, sổ hộ nghèo, bằng khen, huân chương,…;
– Các căn cứ, tài liệu chứng minh có liên quan khác.

Mức hưởng BHYT cho hộ nghèo quy định như thế nào?

Hộ nghèo khi đi khám bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Còn nếu tự đi khám (khám bệnh trái tuyến), được hưởng:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh; chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.