Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?

22/10/2021
Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?
486
Views

Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định rất rõ về những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân; đó là những người cư trú và những người không cư trú. Vậy thuế thu nhập cá nhân được tính với những người này như thế nào? Các tính ra sao? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Thuế thu nhập cá nhân được tính từ tiền lương, tiền công

Thuế thu nhập cá nhân được tính với cá nhân cư trú

Trường hợp 1: Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC; cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên; thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Nói cách khác; cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế 10%, trừ trường hợp làm cam kết 02 nếu đủ điều kiện.

Trường hợp 2: Hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Công thức tính thuế như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Các bước tính thuế như sau:

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế

Bước 6. Tính số thuế phải nộp

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế từng phần, phương pháp tính thuế rút gọn theo đúng đối tượng.

Người lao động ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.

Thuế thu nhập cá nhân được tính với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế thu nhập phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Thuế thu nhập cá nhân được tính khi bán nhà, bán đất

Ghi chú: Bán đất là từ thường được dùng trong thực tế đối với trường hợp “chuyển nhượng quyền sử dụng đất”.

Căn cứ Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC; thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản được xác định theo từng trường hợp.

Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở)

* Giá chuyển nhượng trong hợp đồng bằng hoặc cao hơn giá đất tại bảng giá đất

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.

* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 theo bảng giá đất)

Trường hợp 2: Chuyển nhượng nhà đất (gồm cả nhà và đất)

* Giá chuyển nhượng bằng hoặc cao hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng.

* Hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x Giá chuyển nhượng

Trong đó, giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp 3: Chuyển nhượng nhà (không có đất)

– Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà cao hơn hoặc bằng giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá chuyển nhượng là giá tại hợp đồng và được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%

+ Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại).

Câu hỏi thường gặp

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC; cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên; thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Nói cách khác; cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng; mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên; phải nộp thuế 10%, trừ trường hợp làm cam kết 02 nếu đủ điều kiện.

Các tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú?

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế thu nhập phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Trong đó; thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú; được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà mà không có đất?

– Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà cao hơn hoặc bằng giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá chuyển nhượng là giá tại hợp đồng và được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x 2%
+ Giá nhà tại hợp đồng mua bán nhà thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 2% x (Diện tích x Giá 01m2 x Tỷ lệ % chất lượng còn lại).

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về:

Thuế thu nhập cá nhân được tính như thế nào?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102.

Xem thêm: Ai sẽ là người phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận