Thực khách mất xe máy, chủ quán có phải bồi thường?
Khi gửi xe mà bị mất thì ai sẽ phải bồi thường ? Thực khách mất xe máy; chủ quán có phải bồi thường? Cách xác định mức bồi thường là gì ? Khiếu nại; khởi kiện ở đâu để đòi bồi thường thiệt hại ? … và một số vướng mắc pháp lý liên quan sẽ được Luật sư X tư vấn và giải đáp cụ thể:
Căn cứ pháp lí
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự; và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi; do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
Có hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật; và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng; không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận; cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Có thiệt hại sảy ra trong thực tế.
Thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn; những hư hỏng; giảm sút giá trị về tài sản; những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn; hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra; những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra:
hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả; chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại
Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
Người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý.
Quy định về bồi thường thiệt hại trong giao dịch dân sự
Theo điều 119 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015; giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói; bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Điều 554 bộ luật này quy định hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên:
Theo đó; bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ; trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Như vậy; điều luật không bắt buộc hợp đồng gửi giữ tài sản phải được lập thành văn bản nên về nguyên tắc; hợp đồng gửi giữ tài sản có thể chỉ là hợp đồng miệng hoặc bằng hành vi cụ thể.
Khoản 4 điều 557 quy định nghĩa vụ của bên nhận gửi giữ tài sản là phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất; hư hỏng tài sản gửi giữ; trừ trường hợp bất khả kháng.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ; điều 360 quy định: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Đối chiếu với các quy định nói trên; bạn và chủ cửa hàng đã xác lập một giao dịch dân sự (hợp đồng) gửi giữ tài sản. Bạn có quyền yêu cầu chủ quán bồi thường thiệt hại cho bạn. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên; theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; đương sự có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu (đòi bồi thường thiệt hại) là có căn cứ và hợp pháp.
Điều này đòi hỏi bạn phải xuất trình các tài liệu có liên quan đến việc mất xe như: vé trông giữ xe; biên bản về việc mất xe; biên bản làm việc giữa hai bên; video ghi hình việc mất xe (do camera an ninh ghi lại); băng ghi âm làm việc giữ khách hàng và chủ quán, lời trình bày của người làm chứng… để chứng minh sự kiện mất xe đã xảy ra cũng như xác định mức độ lỗi của bên trông giữ xe.
Trường hợp bạn không chứng minh được một cách đầy đủ và rõ ràng thì yêu cầu có thể không được tòa án chấp nhận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Thực khách mất xe máy, chủ quán có phải bồi thường?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xác định lại giới tính và đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
- Đặt tên con theo tên vua chúa ngày xưa có được không?
- Có được thay đổi họ tên và dân tộc sau khi nhận con nuôi không?
- Dân tộc trên giấy khai sinh có được thay đổi không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ luật dân sự 2015, việc trả tiền công phụ thuộc vào thời điểm lấy tài sản. Cụ thể:
– Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
– Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo Điều 560 BLDS 2015:
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Do đó bên gửi không có nghĩa vụ phải trả bên giữ những ngày công mà bên giữ chậm giao tài sản.