Thửa đất có nhiều mục đích sử dụng quy định ra sao?

04/02/2023
Thửa đất có nhiều mục đích sử dụng
356
Views

Mục đích sử dụng đất là vấn đề bắt buộc phải ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này giúp quản lý đất đai hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đặc biệt mục đích sử dụng đất để thuận lời trong quá trình bồi thường và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp quy hoạch đô thị hoặc xây dựng cầu đường. Người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng với mục đích sử dụng đất được ghi trên sổ đỏ. Cùng Luật sư X tìm hiều về vấn đề “Thửa đất có nhiều mục đích sử dụng quy định ra sao?” qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Mục đích sử dụng đất là gì?

Mục đích sử dụng đất là tên gọi pháp lý mà thông qua đó người dân biết đất được sử dụng vào mục đích gì và người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đúng mục đích đất được giao ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho đất không có nguồn gốc từ Nhà nước giao đất, cho thuê đất).

Mục đích sử dụng đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”,…

Thửa đất có nhiều mục đích sử dụng

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì pháp luật quy định như thế nào về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất như sau:

1. Đất giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn mà trong dự án xác định có nhiều hạng mục công trình hoặc nhiều phần diện tích đất có mục đích sử dụng đất khác nhau theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai thì phải xác định rõ vị trí, diện tích theo từng mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:

a) Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện đối với từng thửa đất sử dụng vào mỗi mục đích, phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đối với phần diện tích đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng trong và ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn theo dự án đầu tư và quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì bàn giao cho địa phương quản lý mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Đất giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh gồm nhiều phần diện tích đất có mục đích sử dụng khác nhau thì cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ đầu tư đối với toàn bộ diện tích đất đó, trong đó thể hiện rõ vị trí, diện tích đất của từng mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai.

Trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng thửa đất sử dụng vào mỗi mục đích theo quy định của pháp luật về đất đai, phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Có được phép ghi nhiều mục đích sử dụng đất trong cùng sỏ đỏ không?

Theo hướng dẫn tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21-10-2009 của Bộ Tài nguyên – môi trường, trong trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất, cụ thể trong đó có một phần là đất ở và một phần đất là đất nông nghiệp thì lần lượt thể hiện “đất ở” và diện tích đất ở kèm theo, tiếp theo thể hiện “đất vườn” và diện tích đất kèm theo .

Về việc tách thửa và nhập thửa

Căn cứ khoản 1, Điều 17 Nghị định 84/2007/ NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định, UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa có thể hiểu là diện tích tối thiểu còn lại của thửa đất sau khi đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho người khác.

Do thư ông/bà không cho biết thửa đất đang tọa lạc tại địa phương nào, nên luật sư không thể trả lời một cách chính xác trường hợp nêu trên có thể tiến hành chuyển nhượng một phần đất vườn để nhập thửa với thửa đất của ông/bà hay không. Vì vậy, trước khi tiến hành việc sang nhượng, ông/bà phải tìm hiểu xem tại địa phương nơi thửa đất đang tọa lạc cụ thể UBND cấp tỉnh đã quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất vườn là bao nhiêu. \

Nếu không đủ diện tích tách thửa thì ông/bà không nên tiến hành việc sang nhượng một phần đất nêu trên. Nếu thửa đất nêu trên đủ điều kiện, thì ông bà có thể tiến hành một số bước sau:

– Đo đạc bản đồ thể hiện phần đất được sang nhượng và phần diện tích đất còn lại, ông/bà có thể nhờ đơn vị có chức năng đo đạc tại địa phương nơi có đất để tiến hành đo đạc.

– Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần diện tích 2 bên chuyển nhượng tại phòng công chứng có thẩm quyền hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

– Tiến hành đo đạc nhập thửa giữa thửa đất hiện hữu với thửa đất vừa mới nhận nhuyển nhượng.

– Lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho phần diện tích vừa chuyển nhượng và thủ tục nhập thửa với thửa đất ở hiện hữu.

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất tách thửa, hợp thửa được nộp tại Phòng Tài nguyên -môi trường cấp huyện.

Quy định về việc tách thửa có đa mục đích sử dụng đất

Căn cứ vào các thông tin mà bạn cung cấp bạn đang có nhu cầu tách thửa tại 1 thửa đất ở tỉnh Đồng Nai. Vì vậy trước hết thửa đất đỏ phải đảm bảo điều kiện chung như sau:

Điều 3. Điều kiện chung để được tách thửa đất

Thửa đất được phép tách thửa khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:

1. Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

2. Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.

3. Thửa đất không thuộc khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.

4. Diện tích thửa đất tách thửa chưa có quyết định thu hồi đất, chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai hoặc không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án.

5. Tách thửa đất để hình thành các thửa đất mới phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013.

6. Thửa đất tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu và các điều kiện cụ thể để tách thửa đối với từng loại đất theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định này.”

Đối với diện tích tối thiểu tách thửa đất:

Thửa đất của bạn bao gồm đất ở và loại đất khác. Vì vậy thuộc đối tượng là thửa đất đa mục đích.

Điều 7. Quy định tách thửa đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất

1. Đối với thửa đất đa mục đích sử dụng đất việc tách thửa đất đối với từng loại đất thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quyết định này.”

Như vậy khi tách thửa, mỗi loại đất trên thửa đất đều phải đảm bảo diện tích tối thiểu của từng loại đất.

– Đất ở:

Đất ở trong thửa đất đang có là 600 m2. Diện tích còn lại sau khi tách thửa là 100 m2. Với phần diện tích này, thửa đất có đủ điều kiện diện tích tối thiểu đối với đất ở theo quy định tại Điều 4:

“1. Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa

…c) Các xã còn lại thuộc thị xã Long Khánh và các huyện, diện tích tối thiểu tách thửa là 100 m2 (một trăm mét vuông);

d) Diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa quy định tại các Điểm a, b và Điểm c Khoản 1 Điều này không tính diện tích hành lang bảo vệ các công trình công cộng.

2. Kích thước thửa đất hình thành sau khi tách thửa

…c) Đối với thửa đất thuộc các xã còn lại thuộc các huyện thì các thửa đất phải có chiều rộng (cạnh thửa đất tiếp giáp với đường giao thông sau khi đã trừ lộ giới giao thông và hạ tầng thiết yếu khác) lớn hơn hoặc bằng 4,5m (bốn phẩy năm mét)…”

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thửa đất có nhiều mục đích sử dụng quy định ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thẩm quyền bồi thường khi thu hồi đất  Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Một thửa đất có thể có nhiều mục đích sử dụng đất không?

Được. Và được quy định như sau:
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện đối với từng thửa đất sử dụng vào mỗi mục đích, phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đối với phần diện tích đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng trong và ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn theo dự án đầu tư và quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì bàn giao cho địa phương quản lý mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi nào chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép?

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, những trường hợp dưới đây khi chuyển mục đích phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

 Khi nào được phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp hộ gia đình muốn chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất ở phải có quyết định cho phép của UBND cấp huyện nơi có thửa đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Mặt khác, UBND cấp huyện không được tự ý ban hành quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.