Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất có mất phí không?

27/04/2023
Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất
328
Views

Việc xác nhận nhà ở là việc vô cùng cần thiết được pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở trên một diện tích đất nhất định. Khi muốn xác nhận nhà ở thì cá nhân phải viết đơn gửi cho Cơ quan có thẩm quyền tại nơi cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy trình thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy cụ thể, Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất có mất phí không? Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất thực hiện như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013

Đơn xin xác nhận nhà ở trên đất là loại giấy tờ gì?

Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là mẫu đơn do cá nhân có nhu cầu xác nhận việc có nhà trên một diện tích đất gửi cho đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong đơn thể hiện các nội dung:

  • Cơ quan tiếp nhận đơn;
  • Thông tin người làm đơn: Họ tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…; Hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện nay.
  • Thông tin nhà ở xin xác nhận: Địa chỉ, đặc điểm, nguồn gốc, tình trạng chỗ ở (loại chỗ ở, diện tích, nguồn gốc…).
  • Đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp: Cần ghi rõ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại; nhà không thuộc diện quy hoạch, không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

Ngoài ra, trong Đơn xin xác nhận chỗ ở hợp pháp cần có phần nội dung thẩm định của cơ quan có thẩm quyền kèm theo xác nhận và chữ ký.

Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

………, ngày … tháng …năm …

ĐƠN XIN XÁC NHẬN CÓ NHÀ Ở TRÊN ĐẤT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường………………………;

Tôi là: ………………………..Sinh ngày: ………………

CMND/CCCD số:………….Cấp ngày: ………….Nơi cấp:……………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………..

Nơi ở hiện tại:……………………………………..

Có ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất tại địa chỉ: ……………………

…………………………………………………………………

Ngôi nhà trên do tôi (nhận chuyển nhượng/xây dựng): ………………. và ở từ ngày …tháng … năm … đến nay.

Ngôi nhà có diện tích là …..m2, trong đó chiều dài : … m2,

Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất
Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất

* Sơ đồ nhà như sau:

+ Phía Đông giáp: ……………………………………………………

+ Phía Tây giáp: ……………………………………………………….

+ Phía Nam giáp: ……………………………………………………

+ Phía Bắc giáp: ………………………………………………………

Ngôi nhà của tôi được sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch phải di dời và không phải là nhà lấn chiếm do xây dựng trái phép.

Tôi làm đơn này kính đề nghị UBND xã/ phường ………….. xác nhận: tôi có nhà ở trên đất tại địa chỉ: …….để (nêu lý do muốn xin xác nhận)…………

Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của UBND xã/phường                                                  Người làm đơn

Tải về mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất tại đây:

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận nhà ở trên đất

Phần đầu kính gửi thì bạn cần ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã/phường) nơi bạn cư trú.

Phần nội dung thông tin của người làm đơn thì bạn cần cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi bạn cư trú, số điện thoại liên lạc, số chứng minh hoặc căn cước công dân. Về ngôi nhà ở trên diện tích đất nhất định thì bạn cũng cần ghi rõ đặc điểm của căn nhà mà bạn đang muốn xác nhận. Bạn cũng cần nêu rõ lý do tại sao viết đơn xin xác nhận nhà ở trên đất.

Cuối đơn xin xác nhận nhà ở thì bạn cần xin sự xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân xã/ phường) nơi bạn cư trú và người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên.

Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất

Thủ tục xin xác nhận có nhà ở trên đất được quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.

Thành phần hồ sơ

Đầu tiên, khi thực hiện thủ tục xin xác nhận có nhà ở trên đất bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
  • Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Trình tự thủ tục

Trình tự, thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất như sau:

Bước 1: Nếu bạn có nhu cầu xác nhận nhà ở thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (như trên).

Bước 2: Bạn cần nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã/phường.

Công chức tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận sẽ kiểm tra hình thức cũng như nội dung của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
  • Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn để bạn làm hồ sơ và tiến hành nộp lại.

Bước 3: Cán bộ địa chính kiểm tra tính pháp lý, không nằm trong quy hoạch, không tranh chấp, không nằm trên đất lấn chiếm trái phép, trình Ủy ban nhân dân xã/ phường xin xác nhận.

Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã/phường bằng cách mang theo giấy biên nhận đã được cấp đến bộ phận này để nhận Đơn xin xác nhận có nhà ở trên đất.

Lưu ý: Thời gian tiếp nhận cũng như trả hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).

Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất có mất phí không?

Lệ phí: bao gồm lệ phí địa chính và cấp quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất: Pháp luật hiện hành chưa quy định về khoản phí này;

Phí thẩm định hồ sơ, phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính theo quy định của từng địa phương.

Tóm lại, mức tiền thực hiện thủ tục xác nhận nhà ở trên đất sẽ theo thông báo của cơ quan Thuế và theo từng địa phương.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục xin xác nhận nhà ở trên đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về công ty tạm ngưng kinh doanh vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin xác nhận nhà ở hợp pháp gồm những gì?

Hồ sơ xin xác nhận nhà ở hợp pháp cụ thể gồm:
– Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp;
– Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy phép xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Bản thiết kế xây dựng nhà đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Giấy chứng nhận hay các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu qua các thời kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Giấy tờ hoặc văn bản xác nhận việc mua, bán, tặng hoặc trao đổi, nhận thừa kế
– Hợp đồng mua bán nhà;

Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp gửi tới đâu?

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của công dân. Cơ quan này sẽ trả kết quả cho công dân trong trường hợp hồ sơ đầy đủ điều kiện, thời gian trả kết quả thường là trong 01 ngày làm việc.
Như vậy, người dân có nhu cầu xin xác nhận nhà ở hợp pháp cần làm hồ sơ kèm Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp gửi đến bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Cá nhân nước ngoài cần đáp ứng điều kiện gì để xác nhận nhà ở hợp pháp tại Việt Nam?

Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.