Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi của người lao động được hưởng. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề về bảo hiểm xã hội mà không phải ai cũng hiểu biết rõ. Đặc biệt là vấn đề nợ bảo hiểm xã hội. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội” qua bài viết sau đây nhé!
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Người lao động và người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh xã hội cơ bản của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động trong thời gian tham gia và thực hiện hợp đồng lao động.
Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội bị phá sản hay vì lý do nào đó cần tiến hành giải thể thì phải làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì việc nợ bảo hiểm xã hội được hiểu là việc các cơ quan, đơn vị chưa đóng khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo quy định của pháp luật cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nợ bảo hiểm xã hội là cụm từ ám chỉ khoản tiền đóng cho bảo hiểm xã hội mà đáng lý ra đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho cơ quan bảo hiểm vào mỗi kỳ thu nhưng đơn vị sử dụng lao động vẫn chưa đóng khoản tiền đó.
Các quy định về nợ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo điều 36 tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH, các quy định về quản lý nợ và truy thu nợ bảo hiểm xã hội sẽ có những điều khoản như sau:
Phân loại nợ
Nợ bảo hiểm xã hội sẽ được chia thành 4 loại chính:
- Nợ phát sinh: Có thời gian dưới 1 tháng
- Nợ chậm đóng: Có thời gian từ 1 đến 3 tháng
- Nợ kéo dài: Nợ từ 3 tháng trở lên
- Nợ khó thu hồi Là các trường hợp như đơn vị không còn tại địa điểm kinh doanh; đơn vị đang làm thủ tục giải thể, pháp sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị chấm dứt hoạt động;…
Quy trình tổ chức đôn đốc và thu nợ bảo hiểm xã hội
Quy trình này sẽ gồm có 3 giai đoạn do 3 bộ phận khác nhau của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện:
Giai đoạn 1: Phòng quản lý thu
Nếu đơn vị sử dụng lao động nợ quá 2 tháng tiền đóng đối với phương thức đóng hằng tháng; 4 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần; 7 tháng đối với phương thức đóng 6 tháng một lần thì phòng quản lý thu sẽ thực hiện quy trình như sau:
- Cán bộ đến trực tiếp địa điểm kinh doanh của đơn vị để tiến hành đôn đốc và lập văn bản về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Gửi văn bản đôn đốc định kỳ 15 ngày một lần.
- Sau 2 lần gửi văn bản, nếu đơn vị vẫn không nộp tiền bảo hiểm thì hồ sơ (Mẫu D04h-TS; văn bản đôn đốc đơn vị nộp tiền) sẽ được chuyển tiếp qua phòng khai thác và thu nợ để xử lý.
Giai đoạn 2: Phòng khai thác và thu nợ
Sau thời gian 3 tháng kể từ ngày lập biên bản làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (Mẫu D04h-TS) và thực hiện các công tác đôn đốc mà đơn vị sử dụng lao động vẫn không đóng bảo hiểm xã hội thì phòng khai thác và thu nợ sẽ phối hợp với Phòng Thanh tra – Kiểm tra để lập danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất. Nhằm mục đích tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.
Giai đoạn 3: Phòng thanh tra – kiểm tra
Phòng thanh tra – kiểm tra sẽ tiếp nhận các hồ sơ từ phòng khai thác và thu nợ, tiến hành công tác thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm xã hội, xử phạt hành chính các đơn vị vi phạm.
Cách tính lãi chậm
Nếu đơn vị sử dụng lao động đóng tiền bảo hiểm xã hội chậm từ 30 ngày trở lên thì sẽ bị cộng dồn thêm tiền lãi tính trên số tiền bảo hiểm chưa đóng. Cụ thể, công thức để tính như sau:
Lcđi = Pcđi x k |
Trong đó:
- Lcđi: Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội tại tháng i
- k: Lãi suất để tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp thì k được tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân năm trước liền kề theo tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố.
Ngoài ra, ta còn có công thức tính số tiền bảo hiểm xã hội mà đơn vị sử dụng lao động đóng chậm quá thời hạn phải tính lãi tại một tháng nào đó:
Pcđi = Plki – Spsi |
Trong đó:
- Plki: Tổng số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
- Spsi: Số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp. Ta có cách xác định như sau:
Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: Số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: Số tiền bảo hiểm xã hội phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
Thủ tục xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
Để xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội cần viết mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội được sử dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức vì lý do nào đó mà không còn tham gia bảo hiểm xã hội (giải thể, ngừng hoạt động,..) muốn xác nhận về việc không nợ bảo hiểm xã hội thì cần gửi đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội tới cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý. Trong đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội phải thể hiện các nội dung như tên cơ quan, trụ sở, thông tin về người đại diện theo pháp luật, lý do xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội,…
Khi làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội, cần chú ý đảm bảo về thể thức của văn bản và nội dung phải phù hợp với quy định của pháp luật, không có nội dung vi phạm những điều cấm do luật định, không đi ngược lại với đạo đức xã hội và không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Mẫu đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội thường sẽ có những nội dung chính như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thời gian làm đơn xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội: địa điểm, ngày, tháng, năm
– Tên cơ quan bảo hiểm cụ thể để xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
– Thông tin chủ thể xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội: tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
– Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: tên người đại diện, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người đại diện, chức danh của người đại diện
– Lý do xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội (doanh nghiệp đang chuẩn bị làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp,…)
– Cam kết của chủ thể xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội
– Chữ ký xác nhận của người làm đơn.
Sau khi viết xong đơn, tiến hành nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương có thẩm quyền giải quyết, xem xét hồ sơ và xác nhận.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông
- Bảo hiểm xã hội để lâu có sao không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất
- Mẫu công văn gửi bảo hiểm xã hội
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thủ tục xin xác nhận không nợ bảo hiểm xã hội”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và giải thể công ty cổ phần; thủ tục đăng ký bảo hộ logo… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Các đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội trên 2 tháng thì cơ quan bảo hiểm sẽ yêu cầu đơn vị nộp đầy đủ số tiền cần đóng trước trước ngày đầu tiên của tháng liền kề. Trong trường hợp quá thời hạn thì cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành và tiến hành xử phạt hành chính.
Nếu đơn vị sử dụng lao động nợ bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào thuộc các chế độ bảo hiểm cả (bao gồm trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác).
Có thể nộp các khoản nợ bảo hiểm xã hội ở những cơ quan bảo hiểm tại địa phương nơi bạn sinh sống. Ngoài ra, cũng có thể trả tiền nợ bảo hiểm xã hội bằng phương pháp chuyển khoản cho kho bạc nhà nước hoặc chuyển đến các tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm tại các ngân hàng như: Ngân hàng đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Công thương, ngân hàng ngoại thương,…