Những năm gần đây, số lượng người sử dụng flycam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức rõ về quy định pháp luật đã sử dụng flycam mà chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, nhiều người cũng lo ngại về trình tự thủ tục xin phép bay flycam rườm rà và phức tạp. Vậy, thủ tục xin phép bay flycam theo quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 36/2008/NĐ-CP
- Nghị định 79/2011/NĐ- CP
- Nghị định 147/2013/NĐ-CP
Vì sao phải xin phép bay flycam?
Theo quy định quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ được nêu rõ trong Nghị định 36/2008/NĐ-CP (đã sửa đổi bởi Nghị định số 79/2011/NĐ-CP) thì các tổ chức, cá nhân sử dụng tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nghiên cứu khoa học cần thực hiện xin cấp phép bay theo đúng quy định của pháp luật.
Những hành vi không đăng ký mà cho bay flycam trên bầu trời có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính; thậm chí nếu gây ra hậu quả đến tính mạng, danh dự, sức khoẻ,… có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khi tổ chức hoạt động bay flycam
Theo Điều 13 của Nghị định 79/2011/NĐ-CP, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân khi tổ chức bay flycam như sau:
- Làm thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức hoạt động bay.
- Thực hiện công tác dự báo, thông báo bay trước ngày bay theo quy định.
- Nắm vững các quy định, nội dung của việc tổ chức, thực hiện hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định, điều kiện, giới hạn được nêu trong phép bay.
- Chấp hành nghiêm hiệu lệnh đình chỉ bay và báo cáo kết quả về cơ quan điều hành bay và giám sát các hoạt động bay.
- Chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn hàng không, gây thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất.
Hành vi bị nghiêm cấm khi bay flycam
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 14 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, các hành sau bị nghiêm cấm khi sử dụng flycam:
- Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay;
- Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia;
- Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
- Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
- Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
- Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
- Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Thủ tục xin phép bay flycam gồm các bước sau
Thủ tục xin phép bay flycam được thực hiện qua 3 ước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin phép bay flycam bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép bay: soạn đơn theo mẫu của Nghị định 79/2011/NĐ-CP
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện làm đơn (yêu cầu photo công chứng). Nếu là công ty xin cấp phép cần có thêm giấy đăng ký kinh doanh (yêu cầu photo công chứng).
- Ảnh chụp thiết bị bay flycam: yêu cầu ảnh in màu, kích thước tối thiểu là 18cm x 24cm.
- Ảnh chụp khu vực xin cấp phép bay: yêu cầu ảnh chụp in màu, sử dụng ảnh Google maps.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép bay Flycam tại Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu (là đơn vị cấp giấy phép) theo một trong 2 cách sau:
- Nộp trực tiếp Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu tại địa chỉ: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội để nộp hồ sơ trực tiếp.
- Gửi hồ sơ thông qua bưu chính đến Cục tác chiến – địa chỉ: 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thời gian xin cấp phép: Chậm nhất 07 ngày trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời hạn cấp phép, từ chối bay flycam (Khoản 3 Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP):
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép tổ chức thực hiện các chuyến bay.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định xin sửa đổi phép bay đã cấp, Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép điều chỉnh thực hiện các chuyến bay.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Cục tác chiến sẽ cấp giấy phép bay Flycam; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Cục tác chiến sẽ thông báo sửa đổi hồ sơ và yêu cầu cá nhân muốn cấp phép bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Theo đó, giấy phép bay flycam bao gồm:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
- Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.
Một số lưu ý khi làm thủ tục xin phép bay flycam
Khi xin phép bay flycam cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Việc cấp phép dựa trên 1 lần sử dụng tại 1 thời gian địa điểm nhất định, giấy phép sử dụng drone không được tái sử dụng nhiều lần.
- Chỉ được phép sử dụng đúng thiết bị bay đã đăng ký trong hồ sơ.
- Phí xin phép sẽ tuỳ thuộc trên từng yêu cầu cấp phép cụ thể (vui lòng liên hệ fanpage DJI Việt Nam để được tư vấn chính xác nhất)
- Thời gian cấp phép thông thường là 5-7 ngày.
- Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay, hoặc đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
Xử lý vi phạm đối với hoạt động bay flycam
Theo Điều 16 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, các tổ chức cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuy theo mức độ vi phạm, mà xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 147/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng như sau:
- Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay không đúng với phép bay, mục đích của chuyến bay theo phép bay đã được cấp sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Cá nhân có hành vi thực hiện chuyến bay mà không có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Dịch vụ xin cấp giấy phép bay flycam của Luật sư 247
Luật sư 247 là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp. Cùng với đó là xin cấp phép cho một số loại giấy tờ trong đó có giấy phép Flycam
Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư 247 sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định cấp giấy phép bay Flycam;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ xin cấp giấy phép bay flycam của Luật sư 247
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép bay flycam, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư 247 có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư 247 sẽ bảo mật 100%.
Ưu điểm dịch vụ của Luật sư 247:
- Đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xin giấy phép bay flycam;
- Giao nhận hồ sơ tại nhà, bạn sẽ không phải mất thời gian đi lại;
- Soạn thảo toàn bộ văn bản hồ sơ xin giấy phép bay flycam cần thiết;
- Miễn phí công chứng các giấy tờ liên quan;
- Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi bạn chỉ cần ký và chờ kết quả. bạn sẽ không cần phải quan tâm bất cứ việc gì, chúng tôi sẽ lo tất cả công việc còn lại cho bạn.
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc về giấy phép bay Flycam
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xin giấy phép bay flycam tại Ninh Bình theo quy định của pháp luật
- Những khu vực cấm bay Flycam tại Hà Nội
- Dịch vụ xin cấp giấy phép bay Flycam trọn gói tại Hải Phòng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trình tự, Thủ tục xin phép bay flycam như thế nào năm 2022?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 8 Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 quy định Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu được cấp phép hoặc từ chối cấp phép đối với những thiết bị máy bay không người lái, các loại khí cầu không có người điều khiển hoặc các loại khí cầu, các mô hình bay có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh tại các sân bay được phép hoạt động.
Cơ quan có quyền kiểm tra khi Flycam đang bay, bao gồm 5 cơ quan sau:
– Cục Tác chiến – BTTM;
– Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia;
– Các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực của Quân chủng Phòng không – Không quân;
– Cơ quan Phòng không quân khu;
– Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nếu mua flycam bằng cách hợp tác với đầy đủ giấy tờ chứng minh thì đó là tài sản cá nhân.
Vì vậy, không ai có quyền kiểm tra/thu giữ thiết bị đó khi nó không bay. Vì nó là tư liệu sinh hoạt/tư liệu sản xuất hợp pháp của cá nhân. Đây là một quyền hiến định (Điều 32) và quyền đó được pháp luật bảo vệ.