Thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào?

23/05/2023
Thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào?
675
Views

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về quy định pháp luật, muốn gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là tôi hiện là giáo viên, trước đây tôi có xin cơ quan nghỉ việc không hưởng lương một tháng do gặp vấn đề về tình trạng sức khỏe. Nay hết thời hạn xin nghỉ không lương đó nhưng sức khỏe vẫn yếu nên tôi muốn xin nghỉ tiếp, tôi thắc mắc rằng thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247, tại nội dung bài viết sau, chúng tôi sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật lao động năm 2019

Thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào?

Trong trường hợp này, do bạn không nói rõ là bạn là giáo viên đang làm việc theo hợp đồng hay là viên chức nên có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Bạn là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động

Theo đó, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”

Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 115) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.

Trường hợp người sử dụng lao động đồng ý thì Chị nên liên hệ với bộ phận nhân sự hoặc những người có thẩm quyền để hỏi về thủ tục nghỉ phép không lương, thủ tục nghỉ phép của nhân viên do người sử dụng lao động quy định). Thông thường khi người lao động xin nghỉ phép thì cần làm đơn xin nghỉ phép gửi đến người sử dụng lao động (các văn bản khác tại tổ chức nếu có quy định).

Thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào?

Trường hợp 2: Bạn là viên chức

Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, để được nghỉ không lương thì bạn phải trình bày lý do chính đáng là việc bạn xin nghỉ để dưỡng thai và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn đang làm việc.

Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập.

Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Bảo hiểm xã hội được biết đến là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy trong trường hợp người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trừ trường hợp nghỉ thai sản.

Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.

Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ không lương?

Trong cuộc sống có đôi khi người lao động cũng không thể tránh khỏi có công việc riêng cần giải quyết hay vì lý do sức khỏe mà bắt buộc xin nghỉ dài hạn không lương. Để đáp ứng nhu cầu này, cũng như để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, pháp luật đã quy định người lao động có thể nghỉ việc không hưởng lương. Vậy khi ốm đau trong thời gian nghỉ không lương thì có thể được hưởng chế độ ốm đau hay không là thắc mắc của nhiều người?

Người lao động muốn hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

– Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Mặt khác, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Do đó, nếu người lao động nghỉ không lương mà ốn đau, tai nạn không phải tai nạn lao động trong khoản thời gian nghỉ không hưởng lưởng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin nghỉ không lương dài hạn năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao đông 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Quy định về thời gian nghỉ hằng tuần của người lao động như thế nào?

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ hằng tuần như sau:
– Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
– Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
– Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như thế nào?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao đông 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.