Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?

24/08/2022
Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?
918
Views

Xin chào Luật sư. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Em trai tôi có ra Bắc Ninh làm ăn và đã xảy ra mâu thuẫn, gây thương tích cho người khác nên hiện phải chấp hành hình phạt tù giam tại Bắc Ninh. Tuy nhiên, vì trại giam đó quá xa nhà, nhà tôi ở Sơn La. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể làm đơn xin chuyển trại giam cho em trai tôi được không? Nếu được thì phải chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Nhiệm vụ và quyền hạn trại giam?

Căn cứ Điều 17 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của trại giam như sau:

Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;

b) Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó;

c) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;

đ) Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;

e) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;

g) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù,giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;

h) Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết;

i) Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất;

k) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành ánphạt tù;

l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp được chuyển trại giam

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân.

Căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt như:

+ Gia đình liệt sỹ, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Bản thân phạm nhân là thương binh, có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;

+ Phạm nhân bị bệnh nặng do cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên kết luận trong hồ sơ bệnh án.

Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?

Bước đầu tiên là:

+ Phạm nhân phải có đơn có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, trưởng nhà giam giữ

+ Gia đình phạm nhân phải có đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Nếu phạm nhân thuộc trong các trường hợp sau: là gia đình liệt sỹ, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, bản thân phạm nhân là thương binh, có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, phạm nhân bị bệnh nặng

Nếu thuộc các trường hợp kể trên phạm nhân và gia đình phạm nhân có thể là đơn gửi đến Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an để được xem xét. 

Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như thế nào?

Căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:

Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:

a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợptái phạm nguy hiểm;

b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;

c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.

Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?
Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?

Phạm nhân được giam giữ riêng

Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều 30, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:

a) Phạm nhân nữ;

b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;

c) Phạm nhân là người nước ngoài;

d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;

g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.

Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.

Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục xin chuyển trại giam như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, công chứng ủy quyền tại nhà, công chứng tại nhà, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam; quyết định khen thưởng, kỷ luật phạm nhân;
c) Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
d) Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị;
đ) Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.

Trại giam được tổ chức như thế nào?

Trại giam được tổ chức như sau:
a) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;
b) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.

Con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì cần giấy tờ gì?

Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.