Thủ tục trình báo người mất tích năm 2022

12/05/2022
Thủ tục trình báo người mất tích.
1096
Views

Mất tích là khi một người không còn thấy tung tích ở đâu sau một thời vắng mặt liên tục; người này cũng được người thân, bạn bè,…tìm kiếm nhưng tìm không thấy và cũng không biết rõ là họ còn sống hay đã chết. Vậy làm cách nào để báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết được người này mất tích lâu ngày? Thủ tục trình báo người mất tích được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Quy định của pháp luật về một người được xem là mất tích

Pháp luật hiện nay không đưa ra định nghĩa giải thích mất tích là gì mà chỉ đưa ra quy định về việc khi nào được tuyên bố một người là mất tích. Theo cách hiểu thông thường, mất tích tức là mất liên lạc với một người, không có bất kỳ thông tin gì về người đó như không biết họ đang ở đâu, làm gì, đi cùng những ai, còn sống hay không…

Tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Như vậy, điều kiện để được tuyên bố mất tích là: thời gian đủ 02 năm liền trở lên và đã thực hiện đầy đủ các biện pháp tìm kiếm mà vẫn không biết người đó còn sống hay đã chết.

Đồng thời, yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích cũng thuộc nhóm các yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Qua đó, trong trường hợp một người không có dấu hiệu phạm tội, không thông qua việc trình báo công an thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể nhờ Tòa án tuyên bố người đó mất tích sau 02 năm liền và không thể liên lạc bằng tất cả biện pháp.

Trong trường hợp nếu như không thể biết rõ việc người thân mất tích là do bị bắt cóc hay vì lý do nào nên để đảm bảo trật tự xã hội Nhà nước đưa ra quy định về tố giác tội phạm tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định: 

“1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Do vậy, khi người thân mất tích người nhà có thể trình báo lên công an vào bất cứ thời điểm nào cảm thấy thích hợp, cơ quan công an sẽ có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, phản ánh của người dân và xử lý kịp thời. Đồng thời, pháp luật quy định chế tài xử lý với trường hợp tố giác bừa bãi, không đúng sự thật hay những hành động mang tính trêu đùa cơ quan có thẩm quyền.

Trình báo người mất tích cho cơ quan nào?

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cũng không được từ chối. 

Theo đó, ngay khi nhận được tin báo tội phạm thì:

– Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự).

– Công an xã: Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Như vậy, hiện nay không có quy định về thời gian một người mất tin tức, mất liên lạc bao lâu thì mới được báo công an. Khi nhận thấy việc mất tích của người thân có dấu hiệu tội phạm, bất thường thì có thể báo công an càng sớm càng tốt để cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thực hiện điều tra, tìm kiếm.

Lưu ý việc trình báo công an không thực hiện tùy ý. Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự có nêu rõ:

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Do đó, trong trường hợp người nào khi trình báo công an không có căn cứ, sai sự thật có thể chịu các hình thức xử phạt khác nhau. Tùy theo mức độ mà hình thức phạt có thể là xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Thủ tục trình báo người mất tích năm 2022

Thủ tục trình báo người mất tích

 Điều kiện tuyên bố một người mất tích

Căn cứ theo khoản 1, điều 68, Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

  • Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
  • Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
  • Đã thông báo tìm kiếm thông tin: Pháp luật hiện hành quy định, việc tìm kiếm thông tin cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích này phải được đăng trên các kênh thông tin quốc gia trong ba số liên tiếp.
  • Có đơn yêu cầu tuyên bố cá nhân mất tích: Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu gửi đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bô cá nhân đó bị mất tích.
  • Có tuyên bổ của Toà án về cá nhân mất tích: khi thoả mãn các điều kiện về người mất tích theo quy định, Toà án xem xét và ra quyết định tuyên bố cá nhân được yêu cầu có mất tích hay không.

Thủ tục trình báo và yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

Thủ tục trình báo một người mất tích và yêu cầu tuyên bố một người mất tích được quy định tại các Điều 384, 385 và Điều 388 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 387 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.
  • Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
  • Chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.

Theo quy định trên thì hồ sơ yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất tích gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên. Tài liệu chứng minh việc đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người bị yêu cầu tuyên bố mất tích còn sống hay đã chết.
  • Bản sao CMND hoặc Căn cước công dân.

Bước 2: Nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền:

  • Theo quy định tại khoản 3 điều 27 và khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định như sau:“Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng.

Bước 3: Tòa án xem xét đơn và thông báo tìm kiếm:

Sau khi nhận được đơn yêu cầu, thẩm phán xem xét đơn yêu cầu và thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

  • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tuyên bố một người mất tích tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
  • Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo tìm kiếm thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 4: Quyết định tuyên bố một người đã mất tích:

– Căn cứ theo Điều 389 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyết định tuyên bố một người mất tích như sau: Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi có đầy đủ điều kiện để tuyên bố một người mất tích thì có quyền trình báo và yêu cầu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố một người mất tích. Sau khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ việc, áp dụng đầy đủ biện pháp tố tụng theo luật định thì Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu, trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì ra quyết định tuyên bố một người mất tích.

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net  về Thủ tục trình báo người mất tích. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về các thủ tục vay vốn ngân hàng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, thành lập công ty tnhh, hồ sơ thành lập công ty,… Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hủy bỏ tuyên bố mất tích trong trường hợp nào?

– Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
– Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
– Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Người được quyền quản lý tài sản của người tuyên bố mất tích là ai?

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật dân sự tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.