Thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn

13/02/2022
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn
813
Views

Kinh doanh quán ăn là một trong những hình thức kinh doanh được nhiều cá nhân và hộ gia đình lựa chọn. Việc mở quán ăn nhỏ có cần xin giấy phép kinh doanh hay không là điều mà nhiều người quan tâm. Và thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn như thế nào? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Luật An toàn thực phẩm năm 2010

Mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh không?

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, ngoài các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp không cần đăng ký kinh doanh thì kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện và các hình thức kinh doanh khác đều phải đăng ký kinh doanh.

Trong khi đó, mở quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Do vậy, mở quán ăn cần phải đăng ký kinh doanh.

Mở quán ăn cần những giấy tờ gì?

Mở quán ăn theo mô hình hộ kinh doanh cá thể cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn

Khi bạn muốn mở rộng quán ăn thành chuỗi thì nên chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống bạn cần lưu ý:

  • Chọn loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân,…
  • Đặt tên doanh nghiệp tránh nhầm lẫn, đủ hai yếu tố loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
  • Chọn trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật đúng theo quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Tùy từng loại hình doanh nghiệp nên hồ sơ có thể khác nhau, cụ thể:

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức

Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  của từng đại diện theo ủy quyền.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

Thứ nhất, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

Thứ hai, quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

Thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Bạn phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (Phụ lục III-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh/Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký sản xuất

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục thành lập doanh nghiệp khi mở quán ăn”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; thông báo giải thể công ty cổ phần; mẫu đơn xác nhận độc thân mới nhất hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thuế môn bài phải nộp khi mở quán ăn như thế nào?

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm
Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

Thuế giá trị gia tăng khi mở quán ăn như thế nào?

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.