Logistic là lĩnh vực có giới hạn về tỉ lệ góp vốn đối với một số ngành kinh doanh. Vì vậy, để xác định phương thức đầu tư vào lĩnh vực Logistics, nhà đầu tư nước ngòai cần xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể. Dưới đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục thành lập công ty Logistic tại Việt Nam như thế nào đến với bạn đọc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015.
- Bộ luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ logistics.
Công ty logistics là gì?
Công ty logistics là một loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay.
Ngành nghề kinh doanh logistics là một loại dịch vụ hậu cần bao gồm vận chuyển hàng hóa; lưu trữ hàng hóa; bao bì, đóng gói; kho bãi; làm thủ tục hải quan hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Tất cả đều nhằm một mục đích là vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Thủ tục thành lập công ty Logistic tại Việt Nam như thế nào?
Theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics, để thành lập công ty logistics doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:
Điều kiện về chủ sở hữu
Tùy từng loại hình doanh nghiệp, và ngành nghề mà bạn lựa chọn khi thành lập công ty logistics mà điều kiện về chủ sở hữu công ty có thể có điều kiện khác nhau.
Hiện nay pháp luật đang quy định về 4 loại hình doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần.
Đối với công ty tư nhân và công ty hợp danh thì chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần thì chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật doanh nghiệp 2020, tổ chức cá nhân mở công ty logistics phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty. Cụ thể:
Nếu là cá nhân: là công dân đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự); nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập công ty.
Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký
Cá nhân tổ chức được quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP có quy định về các dịch vụ logistics bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics trên đây phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
Khi công ty logistics tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Ngoài ra, với nhà đầu tư nước ngoài, ngoại trừ phải tuân thủ những điều kiện ở trên, còn cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại khoản 3 điều 4 nghị định 163/2017/NĐ-CP hoặc lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Điều kiện về tên công ty logistics
Pháp luật có quy định chi tiết về tên doanh nghiệp, đảm bảo thuần phong mỹ tục Việt Nam, tránh nhầm lẫn với các công ty khác. Theo đó, tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký; sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc,…
Điều kiện về trụ sở chính
Địa chỉ công ty là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Địa chỉ kinh doanh của công ty còn quyết định đến việc cơ quan thuế nào sẽ trực tiếp quản lý.
Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ trụ sở chính phải được đăng ký trong giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, có thể là tài sản của doanh nghiệp, hoặc đi thuê, đi mượn có giấy tờ đầy đủ.
Khi thay đổi trụ sở, sẽ không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với quan hệ hợp đồng, dân sự và pháp luật doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo Điều 3, Điều 6 Luật nhà ở năm 2014 và Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.
Điều kiện về vốn
Thông thường, khi thành lập công ty cần có hai loại vốn: Vốn điều lệ và vốn pháp định.
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Pháp luật chưa có quy định về số vốn tối thiểu, tối đa phải góp.
Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
Do vậy, các bạn nên chọn thật kỹ mức vốn điều lệ hợp lý để bảo đảm không phát sinh những rủi ro.
Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ tương đối phức tạp. Khi thực sự có nhu cầu thực hiện thủ tục này, các bạn nên chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo quá trình thực hiện được diễn ra nhanh chóng.
- Vốn pháp định
Vốn pháp định là một khoản vốn bắt buộc phải đáp ứng để có thể tiến hành kinh doanh một hoặc một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện về con dấu
Con dấu rất quan trọng với doanh nghiệp. Nó thể hiện ý chí của công ty trong mọi giao dịch.
Do vậy, pháp luật hiện hành cũng quy định rất chặt chẽ, quy đinh về kích thước, kiểu dáng sao cho đồng nhất, phù hợp.
Theo quy định tại điểm a, khoản 3, Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, thì:
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Khi thành lập công ty logistics, bạn cũng phải tuân thủ các quy định về kiểu dáng, kích thước, sao cho phù hợp với quy định của pháp luật cũng như tạo ra sự đồng nhất và thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện mở công ty thiết kế nội thất là gì?
- Bị người khác lấy logo đi đăng ký nhãn hiệu thì phải làm gì?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
- So sánh nhãn hiệu và tên thương mại
- Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị pháp luật xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thủ tục thành lập công ty Logistic tại Việt Nam như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty logistics là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty logistics mới thành lập cần thực hiện những công việc sau:
Treo bảng hiệu công ty;
Khắc con dấu công ty;
Góp vốn vào công ty;
Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
Đăng ký sử dụng chữ ký số online (Token) để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến;
Thông báo phát hành hóa đơn GTGT;
Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp;
Khai trình lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.