Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt kiều hồi hương
Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang sống ở Úc được 7 năm sau đợt dịch covid này tôi muốn trở về quê hương sinh sống, nhưng không biết làm thế nào để nhập hộ khẩu về Việt Nam. Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi việc Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt kiều hồi hương?
Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc về “Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt kiều hồi hương” như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14 ban hành bởi Quốc hội
- Thông tư số 35/2014/TT-BCA
- Luật căn cước công dân 2014 được ban hành ngày 20/11/2014
Việt kiều hồi hương là gì?
Hồi hương là việc một công dân Việt Nam đã định cư và được nhập quốc tịch nước ngoài, nay mong muốn trở lại quốc tịch Việt Nam để tiếp tục sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc để có thể hưởng các quyền lợi về tài sản, thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Để trở lại quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài cần phải thực hiện thủ tục hồi hương và đáp ứng những điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định.
Đặc biệt, thủ tục hồi hương cho phép Việt Kiều được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời vẫn giữ được quốc tịch nước ngoài hiện tại của mình. Điều đó có nghĩa là, người thực hiện thủ tục hồi hương sẽ có hai quốc tịch, được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Do đó, thủ tục hồi hương còn được gọi là thủ tục đăng ký song tịch.
Thủ tục xin hồi hương về Việt Nam
Trình tự thủ tục xin hồi hương về Việt Nam thực hiện theo 04 bước như sau:
♦ Bước 1:Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam theo Mục 5.
♦ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
♦ Bước 3:Nhận được kết quả giải quyết đồng ý cho Việt Kiều về Việt Nam thường trú tại Cơ quan bạn đã nộp hồ sơ xin hồi hương.
♦ Bước 4: Thực hiện các thủ tục như: đăng ký hộ khẩu thường trú, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.
Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt kiều hồi hương
=> Như vậy để làm thủ tục nhập hộ khẩu cho Viêt kiều hồi hương ta cần đăng ký hộ khẩu thường trú, xin cấp Căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam.
Quy định pháp luật về đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài
Căn cứ điều 9 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài như sau:
- Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam mà người đó đã sử dụng để nhập cảnh Việt Nam lần gần nhất.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp nhập cảnh vào Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì:
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú bao gồm:
+ Bản khai nhân khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là:
– Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú;
– Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
Quy định về cấp giấy căn cước công dân cho Việt kiều
Theo Luật Quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Vì thế, Việt kiều được cấp Căn cước công dân của Việt Nam là nếu họ mang quốc tịch Việt Nam (người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Đồng thời phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi từ 14 tuổi trở lên thì mới được cấp thẻ Căn cước công dân.
Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau:
– Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
– Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát
Theo điều 26 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”
Có thể bạn quan tâm
- Công chứng sổ hộ khẩu hết bao nhiêu tiền?
- Mất sổ hộ khẩu có được đăng ký kết hôn không?
- Người 22 tuổi có được tách hộ khẩu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thủ tục nhập hộ khẩu cho Việt kiều hồi hương”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thẩm quyền đăng ký lại khai sinh,… của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
điều kiện xét cho thường trú tại Việt Nam như sau:
Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên”.
Đối với Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:
– Con về ở với cha, mẹ.
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.