Thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào?

24/10/2021
Thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào? Đối tượng hỗ trợ? Mức hỗ trợ? Trình tự, thủ tục thực hiện nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116?
745
Views

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào? Đối tượng hỗ trợ? Mức hỗ trợ? Trình tự, thủ tục thực hiện nhận tiền hỗ trợ?

Trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và tác động nặng nề lên nhiều mặt của đời sống xã hội; ảnh hưởng lớn đến việc làm; đời sống; thu nhập của người lao động. Chính phủ quyết định thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021/NQ-CP. Vậy thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào? Luật sư 247 sẽ tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết 116/2021/NQ-CP

Quyết định 28/2021/QĐ-TTg

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm; hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm; tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116

Đối tượng nhận tiền hỗ trợ

– Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 trừ:

+ Làm việc tại cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị; xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

– Người lao động dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động từ 01/01/2020 – 30/9/2021; có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, không gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Căn cứ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm 30/9/2021 nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đặc biệt; nếu người lao động đã nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến 30/9/2021 vẫn chưa có quyết định hưởng thì tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng tại thời điểm 30/9/2021.

Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động và hỗ trợ một lần bằng tiền. Cụ thể như sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.

– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Trình tự, thủ tục thực hiện nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào?

Theo Quyết định 28/2021/QĐ-TTg thì thủ tục, trình tự thực hiện như sau:

Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

– Cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01; gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2021; cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến; người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết; đối chiếu; bổ sung thông tin (nếu có). Lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

      Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 (nếu có); gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 11 năm 2021.

       – Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng; đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến; cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ; cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

– Người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; hoặc cấp huyện nơi người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04. Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2021

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

  Trường hợp không chi trả hỗ trợ; cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau ngày 30 tháng 11 năm 2021; người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa nhận được hỗ trợ thì người lao động thực hiện theo trình tự của người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hình thức thực hiện thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116

– Trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia; Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN; hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VSSID).

– Thông qua dịch vụ bưu chính.

– Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Giảm mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho Người sử dụng lao động

Đối tượng hỗ trợ

Người sử dụng lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01/10/2021 không bao gồm:

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Riêng đơn vị sự nghiệp công lập được giảm đóng; thì gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi tham gia 01 bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc phân loại là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

– Người sử dụng lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Mức giảm và thời gian thực hiện

– Giảm từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

– Thời gian giảm: 12 tháng từ 01/10/2021 – 30/9/2022.

Đặc biệt; hàng tháng; cơ quan bảo hiểm xã hội giảm mức đóng 0% trong thời gian từ 01/10/2021 – 30/9/2022 cho người sử dụng lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bị sa thải hay tự nghỉ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 116 như thế nào?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nào?

Trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động có việc làm.
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
– Người lao động đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
– Người lao động chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người lao động bị tòa án tuyên bố mất tích.
– Người lao động bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nghĩa là sao?

Nghĩa là người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.

Mức lưng tối thiểu vùng là gì ?

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương do nhà nước quy định để làm căn cứ thỏa thuận lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động · Tư vấn luật

Để lại một bình luận