Thủ tục ly hôn vắng mắt khi một trong hai bên là người nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài thì có thể thực hiện thủ tục này được hay không? Thủ tục ly hôn vắng mặt khi đang ở nước ngoài như thế nào? Luật sư X tư vấn và giải đáp cụ thể quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề trên.
Thưa luật sư! Cô ( chú) cho cháu hỏi hiện tại cháu đang ở Đức cháu có kết hôn với 1 người ở Việt Nam! Bây giờ cháu muốn làm thủ tục ly hôn vắng mặt cháu có được không ạ? Cháu cần làm những thủ tục gì ạ?
Cháu cảm ơn!
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật sư X. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lí
Ly hôn vắng mặt khi đang ở nước ngoài thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội; về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì:
” 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
- Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam; không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, yêu cầu ly hôn của bạn sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt nam
Thẩm quyền giải quyết ly hôn:
Căn cứ Điều 27, khoản 3 Điều 33 và điểm c; khoản 1 Điều 34 và Điều 35 Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội thì TAND tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi chồng bạn đang cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn.
Bạn có thể gửi đơn đến Tòa án theo cách thức quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
” Điều 166. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
- Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Toà án;
b) Gửi đến Toà án qua bưu điện.
- Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.”
Về việc tham gia phiên tòa:
Nếu bạn không thể tham gia phiên tòa xét xử tại Việt Nam; bạn có thể xin thực hiện việc xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 202 và khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
” Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;
- Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này.”
Theo đó, hồ sơ ly hôn bạn cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu;
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có);
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì thủ tục như thế nào?
- Một tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Lưu ý đối với giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài:
- Thông thường giấy này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp; và giấy này phải còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc chồng.
- Nếu không cấp giấy xác nhận này; thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật nước đó.
- Nếu giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng; thì giấy tờ này chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức; làm chủ hành vi của mình.
Lưu ý: Nếu giấy xác nhận của cơ sở y tế này không có ghi thời hạn thì chỉ có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp.
- Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
- Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
- Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn; hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.
- Còn nếu là công chức; viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan; đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký .
- Địa điểm: tại Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện,thành phố
Thời hạn đăng ký kết hôn :
- Theo quy định sẽ là 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thủ tục ly hôn vắng mặt khi đang ở nước ngoài“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi về các hành vi bị nghiêm cấm. Tại khoản 6 Điều 13 quy định cụ thể như sau: “Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.”
Căn cứ quy định trên, việc ông bà không được nhận cháu làm con nuôi là trái pháp luật.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự