Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023

02/02/2023
Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023
207
Views

Xin chào Luật sư. Tôi quê gốc ở Vĩnh Phúc, hiện nay đang sinh sống và năm việc tại Đông Anh, Hà Nội và tôi có giấy tờ đăng ký tạm trú tạm vắng nhiều năm ở đây. Tôi có mua một miếng đất tại khu vực tôi làm việc và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, nay tôi muốn nhập khẩu về nơi tôi có mảnh đất này, tại nơi tôi muốn nhập khẩu họ nói rằng tôi phải tạm trú tại nơi tôi đã mua đất 1 năm trở lên để nhập khẩu. Tôi thắc mắc rằng quy định như vậy có đúng hay không? Và thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ hiện nay được thực hiện ra sao? Tôi sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Cư trú 2020

Sổ hộ khẩu là gì?

Điều 24 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 07 năm 2013 hợp nhất Luật cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật cư trú năm 2013 có quy định:

“Điều 24. Sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.”

Từ quy định trên có thể thấy, sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình có chức năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Sổ hộ khẩu cũng là căn cứ để nhà nước phân định thẩm quyền xử lý các vấn đề pháp lý có liên quan tới cá nhân đó.

Có sổ đỏ có làm hộ khẩu được không?

Tại Khoản 1, 2; Điều 25 Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.

Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu)

– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại Khoản 2, Điều 28 Luật Cư trú)

– Giấy tờ, tài liệu chứng chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

Như vậy, theo quy định trên thì chỗ ở hợp pháp là một trong những điều kiện để đăng ký thường trú.

Theo Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014, giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023
Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).

Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú như sau:

Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chủ hộ khẩu có những quyền gì?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, một người cùng ở tại chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể nhập hộ khẩu cùng hộ gia đình đó. Tuy nhiên, phải có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó.Ngoài trường hợp nêu trên, người dân có chỗ ở hợp pháp khi thuê, mượn, ở nhờ cũng có thể được nhập khẩu cùng hộ gia đình đó nếu được chủ hộ đồng ý.

Đối với việc tách hộ, một thành viên đã được nhập hộ khẩu nhưng có nhu cầu muốn tách hộ thì cũng phải được sự đồng ý của chủ hộ trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó (Điều 25).

Trong cả hai trường hợp nêu trên, sự đồng ý của chủ hộ phải được thể hiện bằng văn bản và đây được coi là một loại giấy tờ bắt buộc phải xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi làm thủ tục nhập/tách hộ khẩu.

Ngoài ra, chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiên quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Ai có quyền đứng tên chủ hộ khẩu?

Theo Luật Cư trú 2020, chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.

Thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ là bao lâu?

Theo khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian cấp sổ đỏ được quy định như sau:
Thời gian giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng sa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian giải quyết không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…

Những thủ tục về đất đai nào cần sổ hộ khẩu giấy?

Những thủ tục về đất đai sau đây cần sổ hộ khẩu giấy:
– Xác định việc sử dụng đất ổn định (điểm e, khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
– Xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp (khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).
– Đăng ký biến động đất đai khi phân chia hoặc hợp nhất quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng (Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT).
– Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.