Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những nghĩa vụ cũng như quyền mà người lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tham gia khi thuộc đối tượng bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động, đồng thời cũng là nhằm bảo đảm cho người lao động được bù đắp một khoản thu nhập bị mất khi họ nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Tuy nhiên, vì lợi ích riêng của mình mà một số doanh nghiệp, công ty đã cố tình vi phạm quy định pháp luật và không thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động gây ảnh hưởng đến lớn đến quyền lợi của người lao động. Người lao động khi phát hiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cần phải làm gì? Có được khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội không? Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc là chế độ theo quy định của nhà nước mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm phải tham gia.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 168 BLLĐ năm 2019 cũng quy định:
“Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc tham gia bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với hầu hết các công ty, doanh nghiệp có sử dụng lao động.
Khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động có thể khởi kiện công khi:
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
- Hoà giải không thành;
- Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
- Công ty vẫn không đóng bảo hiểm xã hội cho mình
Theo đó, trong trường hợp người lao động phát hiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình thì có thể làm các thủ tục khởi kiện công ty.
Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 BLTTDS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì một số tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án như sau:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
1a. Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
1b. Tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành, hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
1c. Tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại điểm d, khoản 1 của Điều 32 BLTTDS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019.
Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 190 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
– Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Hồ sơ khởi kiện
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, hồ sơ khởi kiện khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/CCCD (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề,…
– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối
Án phí
Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 200.000 đồng
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 liên quan đến “Thủ tục khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội”. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn về thủ tục cấp lại giấy khai sinh, tờ đăng ký lại khai sinh, mẫu trích lục khai sinh bản chính,… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm, quý khách hàng hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của chúng tôi tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Có được khởi kiện đòi phạt cọc hay không năm 2022?
- Khởi kiện yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Các mức đóng BHXH của người lao động năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Người lao động nộp đơn khởi kiện công ty không đóng bảo hiểm xã hội tại Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi
– Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 02 đến 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
– Thời hạn mở phiên tòa từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.