Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022

20/01/2022
Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022
1425
Views

Khi được hoàn thuế giá trị gia tăng, tổ chức, cá nhân được hoàn thuế cần phải chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan. Vì thế, mỗi người cần phải nắm chắc những quy định khi thực hiện thủ tục hoàn thuế. Dưới đây là quy định về thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất mà Luật sư X cung cấp cho các bạn. Mời quý bạn đọc cùng đón xem bài viết “Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022”

Căn cứ pháp lý

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, 

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC),

– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là khác nhau).

Ví dụ:

Hoàn thuế GTGT với hàng xuất khẩu thì cần có: Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

Hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư:

Ngoài giấy đề nghị, thì chủ đầu tư cần chuẩn bị:

+ Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo Mẫu số 02/GTGT;

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01-2/GTGT.

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử; hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế; lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước; lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

Thời hạn giải quyết hoàn thuế

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:

– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

+ Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn; hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

– Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

Như vậy, thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua 03 bước. Trong đó, quan trọng nhất là tổ chức; cá nhân được hoàn thuế phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. 

Đối tượng không chịu thuế Giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành sản phẩm khác; hoặc chỉ sơ chế thông thường do các tổ chức, cá nhân tự sản xuất; đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Nhóm 2: Các sản phẩm, dịch vụ không mang tính kinh doanh; hoặc các dịch vụ công cộng bảo đảm cung cấp tối thiểu cho tiêu dùng; Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu thuyền trang thiết bị phục vụ đánh bắt thủy sản; ..
Nhóm 3: Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội… quà tặng cho cá nhân theo mức quy định của Chính phủ; hàng hóa mang theo người trong tiêu chuẩn miễn thuế …
Nhóm 4: Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; hàng hóa, dịch vụ mua bán giã nước ngoài với khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau; nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng gia công xuất khẩu với nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến thành thành phẩm …
Nhóm 5: Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh; có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2022 “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

1.Vai trò cuả thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay. 
Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng khuyến khích, xuất khẩu hàng hóa.
Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

2. Ðối tượng nộp thuế GTGT

– Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
– Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.