Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?

06/03/2023
Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?
278
Views

Hiện nay nhu cầu mua sắm của các tín đồ thời trang ngày càng gia tăng, không chỉ diễn ra việc mua bán nhộn nhịp trong nước mà cả việc giao thương, vận chuyển mua bán hàng hóa từ nước ngoài gửi về cũng rất nhiều. Túi xách là một trong những mặt hàng được nhập khẩu về nước rất nhiều, với những mẫu mã và chủng loại phong phú, đa dạng. Việc nhập khẩu diễn ra nhiều như vậy tuy nhiên không phải thương nhân nào cũng nắm được thủ tục thực hiện nhập khẩu đối với mặt hàng này và mức thuế nhập khẩu áp dụng hiện nay. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách hiện nay tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Quy định về chính sách nhập khẩu túi xách tay

Theo quy định hiện hành, túi xách mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu túi xách, bạn cần lưu ý một số quy định sau:

  • Đối với sản phẩm túi xách cũ – Mặt hàng này không được phép nhập khẩu về Việt Nam do thuộc diện cấm nhập khẩu.
  • Đối với sản phẩm túi xách của các thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Puma, Dior, LV,… khi nhập khẩu bạn phải xin giấy phép nhập khẩu. Bởi đây là những thương hiệu độc quyền tại Việt Nam nên bạn không thể tự ý nhập khẩu nếu không xin cấp phép theo quy định.
  • Đối với sản phẩm túi xách không thuộc các thương hiệu độc quyền tại Việt Nam mà chỉ là mặt hàng thông thường, bạn tiến hành nhập khẩu như bình thường.
Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?
Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?

Như vậy, nếu bạn nhập khẩu túi xách thuộc nhóm hàng thông thường thì không cần phải lo lắng quá nhiều về chính sách mặt hàng. Nhưng nếu lựa chọn những sản phẩm thuộc thương hiệu độc quyền thì bạn phải chú ý khá nhiều quy định, thủ tục khi nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa hợp lệ thông quan và được phép phân phối ra thị trường trong nước.

Mã HS của mặt hàng túi xách tay

Khi nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh việc nắm chắc các quy định về chính sách nhập khẩu thì bạn cũng cần xác định được mã HS cho mặt hàng túi xách. Bởi mã HS được xem như căn cứ giúp bạn tìm hiểu một số quy định về thuế cũng như thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu.

Với mặt hàng túi xách sản phẩm có mã HS thuộc Chương 42 – Các sản phẩm bằng da thuộc; yên cương và bộ yên cương; các mặt hàng du lịch, túi xách và các loại đồ chứa tương tự; các sản phẩm làm từ ruột động vật (trừ ruột con tằm).

Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm:

  • 42.02: Hòm, vali, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi, cặp đeo vai cho học sinh, bao kính, bao ống nhòm, hộp camera, hộp nhạc cụ, bao súng, bao súng ngắn và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, xắc cốt, ví, túi đựng bản đồ, hộp đựng thuốc lá điếu, hộp đựng thuốc lá sợi, túi đựng dụng cụ, túi thể thao, túi đựng chai rượu, hộp đựng đồ trang sức, hộp đựng phấn, hộp đựng dao kéo và các loại đồ chứa tương tự bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy.

Trong phân nhóm 42.02 bao gồm nhiều mã HS nhỏ mô tả chi tiết từng mặt hàng. Do đó, để tra cứu được mã HS phù hợp với hàng hóa thực tế nhập khẩu, bạn cần căn cứ vào đặc điểm, tài liệu kỹ thuật,… của mặt hàng đó để xác định.

Thủ tục hải quan nhập khẩu túi xách

Đối với mặt hàng túi xách thuộc nhóm hàng thông thường, thủ tục nhập khẩu được thực hiện khá đơn giản. Bởi sản phẩm không có yêu cầu hay chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Vì vậy, thủ tục nhập khẩu túi xách tay được thực hiện tương tự như khi nhập khẩu hàng hóa thông thường.

Theo đó, khi nhập khẩu bạn cần đảm bảo được một số nội dung cơ bản như áp mã HS cho mặt hàng, mở tờ khai hải quan nhập khẩu, chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu và thực hiện một số bước thông quan còn lại.

Về cơ bản, các thủ tục cần thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ các thủ tục để hàng hóa có thể thông quan theo quy định.

Đối với bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư có thể nêu tên một số loại giấy tờ, chứng từ như sau:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Sales contract – Hợp đồng mua bán
  • Bill of Lading –  Vận đơn
  • Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?

Khi nhập khẩu túi xách tay về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của túi xách tay là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của túi xách tay hiện hành là 25%.

Trong trường hợp túi xách tay được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu túi xách năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ thành lập công ty tnhh nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thời điểm tính thuế nhập khẩu là khi nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế là khi nào?

Căn cứ vào Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.
Theo như quy định trên thì hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng nhưng phải nộp tiền chậm nộp.

Quy trình nhập khẩu túi vải hiện nay như thế nào?

Khi nhập khẩu hàng hóa, nhất là các loại hàng không có điều kiện nhập khẩu đặc biệt, quy trình nhập khẩu thường trải qua các bước cơ bản gồm:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ nhập khẩu, xác định được mã HS cho túi vải và nhận được thông báo hàng đã về đến cửa khẩu thì bạn tiến hành khai tờ khai hải quan theo mẫu. Bạn có thể khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan: Sau khi hoàn tất khai báo tờ khai hải quan, bạn tiến hành truyền tờ khai để nhận kết quả phân luồng. Sau khi có luồng tờ khai, bạn in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến Chi cục Hải quan để mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan tờ khai: Sau khi kiểm tra hồ sơ và tờ khai, nếu không có vướng mắc thì tờ khai được thông quan. Bạn hoàn tất các thủ tục còn lại như đóng thuế,… để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Kéo hàng về kho và phân phối ra thị trường: Cuối cùng, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và làm các thủ tục cần thiết để kéo hàng về kho. Hàng hóa nhập khẩu về được phân phối ra thị trường theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.