Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023 như thế nào?

01/04/2023
Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023 như thế nào?
282
Views

Với thời đại xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề về đất quốc phòng, an ninh ngày càng được chú trọng, quan tâm tới, trong đó đất quốc phòng an ninh là nội dung không thể không nhắc đến. Đất quốc phòng an ninh là loại đất được nhà nước giao cho các đơn vị lực lượng vũ trang để sử dụng vào mục đích quân sự theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao, hoàn thành việc bảo vệ tổ quốc. Vậy thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023 như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh là những ai?

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 50 Nghị định 43, dựa vào mục đích sử dụng, cụ thể:

– Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân (trừ Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; ban chỉ huy quân sự cấp huyện; công an cấp tỉnh; công an cấp huyện; công an cấp phường; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở); đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;

– Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

– Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023 như thế nào?

Trình tự thực hiện:

+ Làm đơn xin giao đất;

+ Thuê đơn vị tư vấn đo đạc lập bản đồ thu hồi đất, giao đất, sau đó tổ chức xin chữ ký của UBND huyện và Sở xây dựng (đối với khu vực thuộc phường, thị trấn) vào bản đồ;

+ Phải trích sao quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

+ Văn bản đề nghị giao đất của Bộ quốc phòng, Bộ Công an hoặc Thủ trưởng đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an uỷ nhiệm.

* Nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa sở Tài nguyên và Môi trường

Cách thức thực hiện Trực tiếp tại trụ sở Sở Tài nguyên và Môi Trường

Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin giao đất;

+ Bản đồ thu hồi đất và giao đất ;

+ Bản trích sao quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm các nội dung liên quan đến việc sử dụng đất hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch vị trí đóng quân của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023
Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023

+ Thông báo về việc thu hồi đất;

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ ( Riêng bản đồ : 06 bộ)

Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc

Các quy định về thu hồi đất quốc phòng, an ninh

Theo Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thực tế, pháp luật chỉ quy định về việc các trường hợp thu hồi đất mà không quy định các loại đất nào được thu hồi, loại đất nào không được thu hồi. Có nghĩa là, nhóm đất nông nghiệp hay nhóm đất phi nông nghiệp đều có thể bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn về lí do thu hồi đất quốc phòng, đối với lí do thứ nhất, thì thực tế sẽ không thể xảy ra, Nhà nước không thể thu hồi đất quốc phòng này vì mục đích quốc phòng an ninh khác, điều này vừa làm mất thời gian, lại không mang lại ý nghĩa gì; so với sử dụng đất để phát triển kinh tế- xã hội thì đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh vẫn là ưu tiên, do đó, đối với lí do này, việc thu hồi đất gần như không xảy ra đối với đất quốc phòng.

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng là đất được nhà nước giao và sử dụng lâu dài, vì vậy sẽ không có trường hợp chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, hơn nữa đất quốc phòng mang tính chất ổn định cao, gắn với công cuộc thực hiện nhiệm vụ vì an ninh, tổ quốc.

Thu hồi đất quốc phòng chỉ có thể diễn ra với lí do nếu vi phạm pháp luật về đất đai, điều này được chứng minh tại Khoản 2, Điều 50 Nghị định 43: “Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.” Đồng thời, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai cũng có quy định: “Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao,…và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”. Như vậy, việc sử dụng đất không đúng mục đích quốc phòng, an ninh thì Nhà nước có quyền thu hồi đất đối với đất quốc phòng nếu đáp ứng điều kiện.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục giao đất quốc phòng, an ninh năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến mức bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đất quốc phòng an ninh được sử dụng với mục đích gì?

Về nguyên tắc, khi các chủ thể được giao đất thì đất phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định.Theo đó đất quốc phòng, an ninh có thể dùng làm những mục đích như:
Là địa điểm để quân đội trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng.
Nơi quân đội thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng.
Xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện; bệnh viện, nhà an dưỡng của quân đội
Xây dựng nhà công vụ của quân đội;
Xây dựng các cơ sở giam giữ và giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.
Đưa vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Nhằm góp phần rèn luyện thể lực bộ đội. Cải thiện đời sống thông qua việc chăn nuôi, trồng trọt….

Đất quốc phòng thuộc loại đất nào?

Đất quốc phòng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013

Đất quốc phòng có được xây nhà hay không?

Theo quy định, một trong những mục đích sử dụng đất quốc phòng là xây dựng nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có lực lượng về quốc phòng. Đất quốc phòng cũng được xây dựng nhà ở nhưng nhà ở được xây dựng là nhà ở công vụ. Nhà ở này được cơ quan, đơn vị quốc phòng cấp cho cán bộ công nhân viên…của mình theo quy định pháp luật. Vậy nên, nếu mục đích sử dụng là đất quốc phòng thì có thể được xây nhà là nhà ở công vụ mà không phải là xây dựng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân thông thường.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.