Chào Luật sư tôi muốn hỏi về thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần như thế nào. Công ty của tôi đang gặp khủng hoảng nên không thể đủ vốn dàn trải cho các chi nhánh. Hiện nay giải thể công ty đặc biệt là giải thể công ty cổ phần có khó không? Dịch vụ giải thể công ty cổ phần hiện nay như thế nào? Giải thể công ty cổ phần của Luật sư 247 có những ưu điểm nổi bật nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Khi công ty cổ phần thành lập quá nhiều chi nhánh mà hoạt động không hiệu quả thì một trong những việc cần làm là giải thể chi nhánh công ty cổ phần. Vậy việc này thực hiện như thế nào? Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần như thế nào? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Cách thành lập công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những thành phần thuộc quản lý của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp hiện hành thì:
– Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần; trái phiếu; và các loại chứng khoán khác của công ty.
Các loại cổ phần của công ty cổ phần
– Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
– Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
– Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
– Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền; nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
– Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
– Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
Để biết Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần bao gồm những gì, hãy cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo nhé.
Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần mới
Giải thể chi nhánh công ty cổ phần cần thực hiện các bước như sau :
1 : Nộp hồ sơ khóa mã số thuế chi nhánh ở Chi cục thuế quản lý.
2: Nhận xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Chi cục thuế quản lý.
3 : Thực hiện thủ tục trả dấu hoặc xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an.
4 : Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Như vậy, Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần gồm 4 bước và kết thúc bằng việc trả giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Hồ sơ khóa mã số thuế chi nhánh
+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
+ Quyết định giải thể chi nhánh.
+ Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể chi nhánh.
+ Văn bản xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan ( nếu có đăng ký xuất nhập khẩu).
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản gốc ( nếu có).
Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế
Sau khi nhận được hồ sơ khóa mã số thuế chi nhành, Chi cục thuế quản lý sẽ chuyển mã số thuế chi nhánh sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Việc hoàn thành nghĩa vụ thuế cụ thể như thế nào còn phải tùy theo hình thức hoạch toán của chi nhánh đó là độc lập hay phụ thuộc.
Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc cùng tỉnh, thành phố
Trường hợp này thường chi nhánh chỉ cần đóng thuế môn bài của chi nhánh là hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nếu chi nhánh có sử dụng hóa đơn riêng thì chỉ cần công ty chính làm thông báo hủy hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm giải thể của chi nhánh.
Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố
Cần đóng đầy đủ các khoản thuế gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng ( nếu có) và phải nộp đầy đủ các tờ khai, báo cáo thuế cho đến thời điểm giải thể gồm tờ khai giá trị gia tăng ; báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và thông báo hủy hóa đơn ( nếu có sử dụng hóa đơn).
Có những trường hợp Chi cục thuế quản lý yêu cầu chi nhánh nộp ” Cam kết chưa sử dụng, chưa phát hành hóa đơn” khi chi nhánh không có sử dụng hóa đơn.
Chi nhánh hoạch toán độc lập
Với chi nhánh hoạch toán độc thì để hoàn thành nghĩa vụ thuế thì phải :
+ Nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động như thuế môn bái, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…
+ Nộp tờ khai giá trị gia tăng tính đến thời điểm giải thể.
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, thông báo hủy hóa đơn.
+ Nộp tờ khai thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thu nhập cá nhân ( nếu có)
+ Báo cáo tài chính của năm quyết định giải thể.
+ Các báo cáo, tờ khai chưa nộp vào các thời điểm trước khi giải thể.
Thủ tục trả dấu hoặc xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an
Thủ tục ở bước này chỉ áp dụng cho chi nhánh được thành lập trước khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, tức là trước ngày 01/07/2015.
Với chi nhánh không sử dụng con dấu chỉ cần lên cơ quan công an nộp văn bản xin xác nhận chi nhánh không sử dụng con dấu và đến ngày hẹn nhận kết quả xác nhận là hoàn thành Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần.
Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Hồ sơ trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho Phòng đăng ký kinh doanh gồm :
+ Quyết định giải thể chi nhánh.
+ Thông báo về giải thể công ty.
+ Báo cáo thanh lý tài sản công ty; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
+ Xác nhận đã trả dấu hoặc không sử dụng dấu bên cơ quan công an.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần mới nhất″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Cổ phiếu của công ty cổ phần phát hành như thế nào?
- Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
- Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần năm 2022 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
+ Đơn xin trả dấu.
+ Quyết định giải thể.
+ Giấy chứng nhận con dấu.
+ Con dấu
Sau khi nộp hồ sơ giải thể cho Phòng đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 5 ngày làm việc nếu bên Chi cục thuế quản lý không có ý kiến phản đối thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của công ty trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể và đồng thời ra Thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh.
Khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, cần đem Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lên nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh thì mới nhận được Thông báo chấm dứt hoạt động của chi nhánh.