Kết hôn là một trong những chuyện hệ trọng của một đời người. Các cặp đôi yêu nhau và tiến tới quan hệ lâu dài với nhau và việc kết hôn là minh chứng cho sự khởi đầu của một mối quan hệ khăng khít và gắn bó sâu đậm hơn. Khi này nam và nữ không còn là 2 cá thể độc lập đơn thuần. Thay vào đó họ là một gia đình – tế bào của xã hội. Từ đây họ xây dựng và phát triển gia đình và đất nước. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mối người và mối quan hệ vợ chồng bao gồm tài sản chung, tài sản riêng và con cái họ cần thực hiện đăng ký kết hôn để được pháp luật bảo vệ đúng nghĩa.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn bao gồm? Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ do cơ quản nào xử lý ? Mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để có một cái nhìn tổng quan hơn về thủ tục và các lựa chọn trong việc đăng ký kết hôn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
Cơ quan có thẩm quyền
Kết hôn không có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 17 luật hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung giấy chứng nhận kết hôn:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Như vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 37 Luật hộ tich 2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Hồ sơ cần thiết
- Cần có bản sao hộ khẩu
- Chứng minh nhân dân (bản công chứng sao y)
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú
Trong trường hợp nếu đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.
Đối tượng đủ điều kiện kết hôn
Theo luật hôn nhân gia đình thì những cặp nam nữ đủ những điều kiện sau thì được đăng ký kết hôn:
– Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định;
– Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác…
Thủ tục thực hiện trường hợp có yếu tố nước ngoài
- Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam.
- Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài hoặc giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn là Cơ quan đại diện Việt Nam (cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam) ở nước mà một trong hai bên nam nữ hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú.
- Khi đăng ký kết hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, là người Việt đang định cư ở nước ngoài hay giữa người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, thủ tục đăng ký kết hôn phải hoàn tất 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Hộ chiếu hoặc giấy CMND (đối với công dân Việt Nam)
- Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam)
Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
Đối với người nước ngoài đang cư trú thì thủ tục đăng ký kết hôn cần chuẩn bị gồm:
Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như: giấy thông hành, thẻ cư trú, thẻ thường trú hoặc tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú. Đối với các bản sao, nếu đương sự không có điều kiện để kịp chứng nhận sao y hợp lệ thì có thể xuất trình bản chính khi nộp bản copy để đối chiếu.
Thời hạn xử lý
Khi đã chuẩn bị đủ bộ hồ sơ thủ tục đăng ký kết hôn , một trong hai bên vợ hoặc chồng sẽ đến nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân phường xã (theo quy định mới), nơi công dân đó đang thường trú. Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn là 25 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.
Việc phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp để làm rõ nhân thân và sự tự nguyện kết hôn, mức độ hiểu nhau của hai bên. Thủ tục sẽ được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Nếu có yêu cầu xác minh thông tin từ Sở Tư pháp đến các cơ quan công an, thời hạn giải quyết kéo dài không quá 10 ngày làm việc
Sau khi phỏng vấn; nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ; ý kiến của cơ quan công an, Sở Tư pháp báo cáo kết quả; và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn cho UBND tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản từ Sở Tư pháp; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận kết hôn và trả lại cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trong vòng 05 ngày tiếp theo khi nhận được giấy chứng nhận; buổi lễ đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Tư pháp. Hai bên cần có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ được trao 01 bản chính của giấy chứng nhận kết hôn.
Đăng ký kết hôn online
Hiện nay, nhằm giảm tải cho chính quyền; và giúp người dân tiết kiệm thời gian nhiều địa phương đã tiến hành cho phép đăng ký kết hôn online; hoặc theo dõi tình hình hồ sơ qua ứng dụng Zalo. Kết quả thử nghiệm tại một số tỉnh, thành phố đã cho phản hồi rất tích cực.
Thời hạn cấp giấy
Giấy chứng nhận kết hôn sẽ được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ; và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định.
Đối với trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí
Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.