Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp mới nhất năm 2021

12/09/2021
Điều kiện xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số doanh nghiệp
1211
Views

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngày nay các phương thức giao dịch khi tham gia vào các quan hệ dân sự đang dần trở lên đa dạng hơn. Hình thức các giao dịch cũng có sự thay đổi không nhỏ; các hình thức giao dịch bằng văn bản; đang dần bị thay thế bởi các hình thức thông điệp dữ liệu. Vì vậy, để bắt nhịp với các xu hướng này thì việc đăng ký chữ ký số của doanh nghiệp; là một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên không phải ai cũng biết; thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp được thực hiện như thế nào ? Thông qua bài viết này hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Chữ ký số doanh nghiệp là gì ?

Theo quy định tại khoản 6 điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP chữ ký số được định nghĩa như sau:

Chữ ký số doanh nghiệp là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu; sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người nhận được thông điệp dữ liệu ban đầu; có thể xác nhận định danh nguồn gốc và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đã ký số.

  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng; với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Chữ ký số đóng vai trò như một con dấu doanh nghiệp để xác nhận văn bản này là của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để ký vào những báo cáo, văn bản mà doanh nghiệp, tổ chức giao dịch và được thừa nhận về mặt pháp lý.

Chữ ký số dễ dàng chuyển giao, không thể bị bắt chước bởi bất kỳ người nào và có tự động dán nhãn thời gian. Chữ ký số đảm bảo tài liệu gốc sẽ được giữ toàn vẹn nội dung và người ký cũng không thể không công nhận nó sau này.

Chức năng của chữ ký số là gì ?

Chữ ký số doanh nghiệp có những vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch, hay thực hiện các giao dịch vụ công trực tuyến cụ thể như sau:

  • Ký số các giao dịch công trực tuyến:

Kê khai, nộp thuế, Hải quan, Ký số trên Hóa đơn điện tử, Bảo hiểm xã hội, khai C/O, đăng ký kinh doanh, thủ tục tạm ngừng kinh doanh , thay đổi thông tin… tại Cổng thông tin quốc gia và các cơ quan hành chính,…bằng hình thức trực tuyến mà không cần phải giao dịch bằng hồ sơ giấy trực tiếp tại văn phòng cơ quan nhà nước.

  • Thực hiện ký số trong các giao dịch khác:

Giao dịch qua ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, đấu thầu điện tử; ký kết hợp đồng với các đối tác, giao dịch qua email; hội nghị truyền hình hoặc ký kết hợp đồng từ xa, trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức Nhà nước; hay giữa các tổ chức cơ quan Nhà nước trong môi trường trực tuyến mà không cần phải hẹn gặp trực tiếp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp

  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
  • Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).

Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì doanh nghiệp có thể tiến hành nộp tại cơ quan được cấp phép; cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Mức lệ phí cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra; cũng như tùy vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn.

Mời bạn xem thêm

Điều kiện xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số doanh nghiệp

Trong trường hợp, muốn trở thành doanh nghiệp nghiệp; cung ứng dịch vụ chữ ký số công cộng thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện sau:

Thứ nhất về chủ thể, thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số doanh nghiệp

  • Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam

Thứ hai về điều kiện tài chính

  • Quỹ tiền mặt tại ngân hàng thương mại trong nước phải có từ 05 tỷ đồng; để có thể giải quyết được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động do lỗi; của bên cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp và thanh toán; các loại phí để tiếp nhận cũng như duy trì cơ sở dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp nếu giấy phép bị thu hồi.
  • Nộp phí duy trì hệ thống. Nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đầy đủ; (trong trường hợp cấp lại giấy phép).

Thứ ba về nhân sự

  •  Doanh nghiệp phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống; vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống
  • Nhân sự thực hiện các công việc phải có bằng đại học trở lên; chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông

Thứ tư về kỹ thuật đối với đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật; được quy định cụ thể tại khoản 4 điều 13 nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

  • Lưu trữ chính xác và đầy đủ đồng thời cập nhật thông tin của thuê bao; nhằm hỗ trợ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực.
  • Lưu trữ và cập nhật danh sách đầy đủ; chính xác các chứng thư số có hiệu lực, hết hiệu lực hay tạm dừng hiệu lực. Người sử dụng internet có thể truy cập trực tuyến 24/7 để xem thông tin.
  • Đảm bảo rằng mỗi cặp khóa được tạo ra chỉ được một lần duy nhất và có tính năng đảm bảo bí mật cho khóa.
  • Có tính năng ngăn chặn hay cảnh báo khi phát hiện truy cập không hợp pháp trên mạng internet.
  • Được thiết kế nhằm giảm tối đa sự tiếp xúc với môi trường internet một cách trực tiếp;
  • Hệ thống phân phối khóa cho các thuê bao phải được bảo mật và đảm bảo được sự toàn vẹn của cặp khóa.

Hồ sơ về đăng ký đề nghị cấp giấy phép về việc cung cấp dịch vụ chữ ký số cho tổ chức, doanh nghiệp được nộp cho bộ thông tin và truyền thông. Thời gian xử lý hồ sơ là 50 ngày tính từ khi bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Liên hệ Luật Sư 247

Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục đăng ký chữ ký số doanh nghiệp mới nhất năm 2021?giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.

Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư 247, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Hotline : 0936.408.102

Câu hỏi liên quan

Tổ chức cung ứng dịch vụ chữ ký số muốn hoạt động phải đáp ứng những điều kiện gì ?

Theo quy định tai điều 11 Nghị định 130/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
–  Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
– Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp

Giấy phép cung ứng dịch vụ chữ ký số kéo dài trong thời gian bao lâu ?

Theo quy định tại điều 12 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép như sau:
” Giấy phép cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thời hạn 10 năm.:

Việc tiếp nhận, thẩm, tra hồ sơ đăng ký dịch vụ cung ứng chữ ký số được quy định thế nào ?

Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp phép hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép tại Điều 13 Nghị định này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận