Thủ tục công nhận điểm du lịch

30/10/2021
Thủ tục công nhận điểm du lịch
637
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, sắp tới Việt Nam đang tiến tới giai đoạn bình thường mới trở lại. Các loại hình du lịch, giải trí sẽ được mở cửa trở lại. Nhà nước đang hướng tới hình thức du lịch tại điểm cố định. Loại hình du lịch này có gì khác so với các loại hình khác như khu du lịch nghỉ dưỡng, homestay…? Thủ tục công nhận điểm du lịch như thế nào? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Trên địa bàn tỉnh tôi hiện tại có một thác nước rất đẹp. Người dân cũng thường xuyên đến đây cắm trại, nghỉ dưỡng. Tôi muốn đầu tư nơi đó thành một điểm du lịch nhỏ nhằm phục vụ khách du lịch; và cũng là quảng bá du lịch của tỉnh. Ngoài việc đầu tư thì tôi không nắm rõ các thủ tục pháp lý để Nhà nước công nhận điểm du lịch. Mong luật sư giải đáp giùm.

Điểm du lịch là gì?

Theo Luật Du lịch 2017, điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Pháp luật không đề cập đến quy mô, mức độ, sản phẩm du lịch hay các cách nhận diện về hình ảnh của điểm du lịch. Thông thường, nhắc đến điểm du lịch ta thường nghĩ đến một nơi có phạm vi rất nhỏ có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhằm phục vụ khách du lịch.

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.

Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng.

Thời gian lưu trú của khách từ 1 đến 2 ngày (trừ các điểm du lịch chức năng, thí dụ như điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh).

Một điểm du lịch có thể bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ…; các cơ sở dịch vụ du lịch như cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí….

Điều kiện công nhận điểm du lịch

Tất nhiên không phải nơi nào có tài nguyên du lịch thì đều được gọi là điểm du lịch. Có điều kiện về tài nguyên là điều kiện cần; còn điều kiện đủ là phải có sự đầu tư, tôn tạo của các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền. Để được công nhận là điểm du lịch cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
  • Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
    • Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;
    • Có điện, nước sạch;
    • Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;
    • Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
    • Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;
    • Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;
    • Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;
    • Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;
    • Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;
    • Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Thủ tục công nhận điểm du lịch

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch.

Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch bao gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn đọc xem thêm:

Quyền, nghĩa vụ của chủ thể quản lý điểm du lịch

Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:

  • Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch;
  • Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch;
  • Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý;
  • Được thu phí theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo đảm điều kiện công nhận điểm du lịch
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
  • Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý;
  • Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch;
  • Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Câu hỏi thường gặp

Có cần duy trì điều kiện công nhận điểm du lịch sau khi được công nhận không?

Câu trả lời là có. Đây là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch. Nếu không đảm bảo các điều kiện đó có thể bị thu hồi sự công nhận điểm du lịch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch trong trường hợp điểm du lịch không còn bảo đảm điều kiện.

Có được bán vé tham quan điểm du lịch không?

Câu trả lời là có. Doanh nghiệp, cơ quan quản lý điểm du lịch được quyền thu phí theo quy định của pháp luật. Do đó, hoàn toàn có thể thu tiền vé tham quan điểm du lịch đối với du khách đến tham quan.

Có được sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong điểm du lịch không?

Câu trả lời là có. Doanh nghiệp, cơ quan quản lý điểm du lịch được quyền quản lý hướng dẫn viên du lịch trong điểm du lịch. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục công nhận điểm du lịch. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận