Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở năm 2023

12/04/2023
Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
266
Views

Hiện nay, nhiều người có xu hướng muốn chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ cho nhu cầu sinh sống, sinh hoạt, đi lại, kinh doanh, sản xuất hàng của mình. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường nhiều thành phần phát triển, kéo theo những nguồn lợi lớn mà đất đai mang lại, khiến nhiều người có định hướng muốn từ bỏ đất rừng sản xuất chuyển sang đất kinh doanh, đất ở. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật về đất đai đã quy định, việc sử dụng đất phải đúng với mục đích sử dụng. Do vậy, khi không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất theo mục đích đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người sử dụng đất có thể tiến hành các trình tự, thủ tục để xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mà pháp luật đã đặt ra ra. Vậy làm thế nào để chuyển mục đích sử dụng đất như mong muốn của mình? Muốn chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở có được không? Việc chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở được thực hiện như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Đất rừng sản xuất là gì theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10, đất rừng sản xuất được quy định là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp

Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất rừng sản xuất  ký hiệu là RSX. Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất, cụ thể như sau:

– Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên – RSN

  • Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp (gồm: vườn ươm; khu nghiên cứu thực nghiệm; đường lâm nghiệp; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng; các công trình phục vụ cho phòng chống cháy rừng như: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh, mương, bể chứa nước, hồ chứa nước cho chữa cháy rừng; trạm bảo vệ rừng; các biển báo, cột mốc, ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô rừng và các công trình hạ tầng kỹ thuật lâm sinh khác).

– Đất có rừng sản xuất là rừng trồng – RST

  • Đất có rừng sản xuất là rừng trồng: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.

– Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất – RSM

  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng sản xuất và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.

Đất ở là gì theo quy định pháp luật?

Đất ở – OTC là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Theo điểm a khoản 2 Luật đất đai năm 2013, đất ở là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Căn cứ theo khoản 1 Điều 143 về đất ở tại nông thôn, khoản 1 Điều 144 về đất ở tại đô thị và Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về loại đất này cụ thể như sau:

– Đối với đất ở tại nông thôn – ONT

  • Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý
  • Đất ở tại nông thôn do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đất ở tại đô thị – ODT

  • Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã được thực hiện thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý.
  • Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở
Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở

Chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở có được không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  • Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở thuộc trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất và phải được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Thủ tục xin chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân như thế nào?

Thành phần hồ sơ

– Người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Bản chính Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Bản photo Chứng minh thư nhân dân/ thẻ Căn cước công dân của người yêu cầu.
  • Giấy ủy quyền (nếu có).

Trình tự thực hiện

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên

– Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất muốn chuyển.

– Bước 3: Tiếp nhận và xử lý

  • Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
    Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

  • Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Bước 5: Trả kết quả

Thời gian thực hiện thủ tục 

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 

– Thời hạn giải quyết: 

+ Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). 

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến công ty tạm ngừng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cho phép chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở?

Căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được cơ quan có thẩm quyền khác phê duyệt theo quy định của pháp luật. 

Chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất ở không xin phép có được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai năm 2013 thì theo đó, việc chuyển từ đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) bắt buộc phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.