Thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

16/08/2021
Thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
798
Views

Bên cạnh các thủ tục như trích lục khai sinh; xác nhận tình trạng hôn nhân…, thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng được rất nhiều các cá nhân, tổ chức quan tâm. Bởi lẽ đây là ngành kinh doanh hứa hẹn đem lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trước hết cần có sự cho phép của Bộ Tài chính. Vậy Thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Hiện tại tôi đang có nhu cầu thành lập một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên tôi không nắm rõ các thủ tục pháp lý để thành lập công ty? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Theo quy định của pháp luật, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng; hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Chính vì việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải tự lấy tiền của mình để trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về các điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Bởi lẽ quy định như vậy chính là đảm bảo doanh nghiệp sẽ có tiền bảo hiểm để trả cho khách hàng của mình.

Bên cạnh đó, sau khi đảm bảo đủ các điều kiện thành lập, doanh nghiệp bảo hiểm muốn đi vào hoạt động thì cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Bộ Tài chính. Doanh nghiệp bảo hiểm cần phải xin được giấy phép hoạt động để có thể hoạt động kinh doanh bình thường.

Thủ tục xin cấp phép thành lập

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chuẩn bị các bộ hồ sơ phù hợp với loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mong muốn. Có thể kể đến: Hồ sơ cấp phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; Hồ sơ cấp phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Hồ sơ cấp phép thành lập công ty cổ phần bảo hiểm.

Hồ sơ được lập thành 03 bộ. Trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.

Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt; và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam; xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Bước 2: Xem xét hồ sơ

Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Mời bạn đọc xem thêm:

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép.

Thủ tục sau khi được cấp phép hoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành một số thủ tục sau đây:

Đăng báo hàng ngày

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài.
  • Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động.
  • Mức vốn điều lệ; và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài.
  • Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
  • Số và ngày cấp Giấy phép.
  • Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.

Ký quỹ tại ngân hàng

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.

Một số thủ tục khác

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt động:

  • Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp).
  • Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế; mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật.
  • Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ; phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài); phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành.
  • Ban hành các quy trình khai thác; giám định, bồi thường; kiểm soát nội bộ; quản lý tài chính và đầu tư; quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).

Câu hỏi thường gặp

Quá 12 tháng mà không hoàn tất các thủ tục trên thì có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục quy định để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.

Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi nội dung hoạt động có cần đăng báo không?

Câu trả lời là có. Trong quá trình hoạt động, khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận, trong đó có thay đổi nội dung hoạt động kinh doanh thì phải tiến hành công bố theo hình thức đăng báo.

Thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhưng không công bố có bị phạt tiền không?

Câu trả lời là có. Không công bố, công bố sai sự thật một trong những nội dung hoạt động và thay đổi đã được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lệ phí thủ tục cấp phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh bảo hiểm?

Lệ phí thủ tục cấp phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh bảo hiểm là 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 70 triệu đồng đối với doanh nghiệp phi nhân thọ.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận