Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH không?

09/12/2022
Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH
477
Views

Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH

Thưa luật sư, hiện tại thì tôi có đi làm công nhân cho công ty ở quê, vì có bằng đại học nên tôi có làm văn phòng. Theo tôi được biết thì thu nhập cá nhân là tổng các thu nhập từ tiền lương tiền công và các khoản thu nhập khác. Tôi có một cái thắc mắc đó là nếu như thế thì có bao gồm cả phần BHXH, YT mà doanh nghiệp trả cho người lao động hay không? Theo quy đúng quy định pháp luật hiện nay thì Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của luật sư 247 để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một khoản thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm nguồn thu nhập do thai sản, bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất. Sự đảm bảo này dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH hay không?

Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH

Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

Người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

Người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng/tháng

Nếu hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng/tháng thì thuế thu nhập cá nhân sẽ tính theo thuế suất toàn phần. Cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%

Người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Các công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân

(1): Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

(2): Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế – các khoản giảm trừ.

(3): Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được – Các khoản được miễn thuế.

Bạn áp dụng các công thức tính số (1),(2),(3), để tính mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo các bước như sau:

Bước 1: Tính tổng thu nhập (tiền lương) nhận được.

Bước 2: Tính các khoản được miễn thuế  

Các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có) từ tiền lương tiền công gồm:

  • Khoản tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc trong thời gian hành chính.
  • Thu nhập của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế hoặc hãng tàu của nước ngoài.

Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế áp dụng công thức số (3)

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ 

Các khoản giảm trừ bao gồm

  • Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 132 triệu đồng/năm tương đương 11 triệu/ tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
  • Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo và quỹ hưu trí tự nguyện.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Để tính thuế suất bạn áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần ( theo Điều 22, Luật Thuế TNCN 2007)

Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính theo biểu luỹ tiến từng phần. Cụ thể như sau: Thuế thu nhập cá nhân = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x thuế suất = (Tổng lương nhận được – Các khoản giảm trừ – Các khoản được miễn thuế) x thuế suất

Trong đó:

  • Tổng lương nhận được: Là toàn bộ các khoản thu nhập người lao động nhận được trong tháng tính thuế, gồm có tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác (kể cả tiền thưởng lễ tết như lương tháng 13; ngày 2/9;… trả vào tháng nào thì tính vào thu nhập của tháng đó)
  • Các khoản giảm trừ: Các khoản giảm trừ có thể là giảm trừ gia cảnh của bản thân (trước đây là 9 triệu/tháng nhưng hiện nay đã là 11 triệu/tháng), của người phụ thuộc (trước đây là 3,6 triệu/tháng nhưng hiện nay đã là 4,4 triệu/tháng), các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Các khoản được miễn thuế: Gồm tiền phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca; phụ cấp điện thoại; tiền phụ cấp trang phục (tối đa là 5 triệu/người/năm),….
  • Mức thuế suất đối với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Tùy vào khung lương là sẽ có mức thuế suất khác nhau, như dưới 5 triệu thì chịu thuế suất 5%, trên 5 triệu đến 10 triệu thì chịu thuế suất 10%,….

Thu nhập chịu thuế và các khoản giảm trừ thuế

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân được chi trả, không bao gồm các khoản dưới đây:

  1. Tiền ăn trưa, ăn giữa các ca làm việc.
  2. Tiền phụ cấp điện thoại.
  3. Tiền phụ cấp trang phục.
  4. Tiền công tác phí.
  5. Thu nhập từ phần tiền lương hoặc tiền công mà lao động làm thêm giờ, làm đêm.

Các khoản giảm trừ thuế TNCN bao gồm:

  1. Giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ đối với bản thân 11 triệu và giảm trừ người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng.
  2. Các khoản BHXH bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và bảo hiểm trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt.
  3. Các khoản cá nhân đóng góp cho từ thiện, khuyến học hoặc nhân đạo: Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế và phải có tài liệu chứng minh.

Trong đó, điều kiện để tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là:

  • Người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế.
  • Người nộp thuế cần có hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Theo quy định thì các cá nhân không cư trú sẽ không được tính khoản giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế >0 sẽ phải nộp thuế thu nhập với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế;

Các khoản được giảm trừ gồm: khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp khuyến học, nhân đạo, làm từ thiện.

Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế TNCN phải nộp đối với cá nhân không cư trú sẽ được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế

Trong đó, thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác mà cá nhân nộp thế nhận được trong kỳ tính thuế và được xác định như thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Thu nhập chịu thuế có bao gồm BHXH”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về thủ tục thành lập công ty uy tín thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Các khoản thu không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân?

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: đối với những ngành, nghề hoặc công việc ờ nơi làm việc có yếu tố độc hại. nguy hiểm.
 Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dường sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bào hiểm xã hội. (khoản 2 điều 2 của thông tư 111/2013/TT-BTC)
Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có),không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng đê cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ờ do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xà hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập. “Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC”
Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Tiền đóng bảo hiểm xã hội có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Khi người lao động là cá nhân không cư trú tại Việt Nam; là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả từ 2 triệu đồng/tháng thì tiền đóng bảo hiểm xã hội không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Khi người lao động là cá nhân cư trú tại Việt Nam mà có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tiền đóng bảo hiểm xã hội được khấu trừ trước khi khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Đối tượng nộp thuế TNCN và đóng các khoản BHXH bắt buộc?

Đối tượng kê khai, tính, nộp thuế TNCN là cá nhân có thu nhập tại đơn vị SDLĐ, bao gồm cả cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia các khoản BHXH bắt buộc; trách nhiệm nộp là cá nhân có thu nhập.
Đối tượng đóng các khoản BHXH bắt buộc là NLĐ có quan hệ lao động và có hưởng tiền lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định hoặc tiền lương ghi trong HĐLĐ. Trách nhiệm đóng, bao gồm phần trách nhiệm đóng của đơn vị SDLĐ và phần trách nhiệm đóng của NLĐ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.