Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?

21/08/2022
Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?
399
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay Luật quy định về hóa đơn bán lẻ ra sao? Hóa đơn bán lẻ hiện nay được quy định như thế nào? Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào? Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ hiện nay cần lưu ý vấn đề gì? Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ do cơ quan nào ban hành? Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ sẽ áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định của pháp luật? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Thuộc tính thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ

Số hiệu:39/2014/TT-BTCLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:31/03/2014Ngày hiệu lực:01/06/2014
Ngày công báo:28/05/2014Số công báo:Từ số 533 đến số 534
Tình trạng:Hết hiệu lực: 01/07/2022

Tóm tắt Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?

Quy định sử dụng hóa đơn tự in, đặt in từ 01/06/2014

Từ ngày 01/06/2014, Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hiệu lực, theo đó:

– DN, NH có mã số thuế muốn tự in hóa đơn phải có vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên;
Riêng DN mới thành lập từ ngày này có số vốn nhỏ hơn 15 tỷ muốn tự in hóa đơn thì phải có tài sản cố định, máy móc, thiết bị từ 1 tỷ trở lên và các điều kiện tại điểm b, khoản 1, Điều 6 Thông tư này.

– Đối với hóa đơn tự in, đặt in đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư 153, 64 thì tiếp tục được sử dụng;

– Từ ngày này, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu;
DN muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo còn tồn thì chậm nhất là 31/07/2014 phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp;

Thông tư này thay thế Thông tư 64/2013/TT-BTC .

Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?
Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?

Tải xuống Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thế nào?

1. Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

2. Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng rủi ro trong quản lý thuế và được cơ quan thuế thông báo (Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế. Sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì người nộp thuế thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, cơ quan thuế căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC để xem xét, quyết định.

 Nguyên tắc tạo hóa đơn hiện nay như thế nào?

1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.

3. Tổ chức khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu.

4. Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán.

Tạo hóa đơn đặt in hiện nay ra sao?

1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:

a) Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

b) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

c) Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.

2. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.

Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.

Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?
Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ như thế nào?. Hy vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về phương thức tra cứu thời hạn sử dụng bảo hiểm y tế. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, dịch vụ công chứng tại nhà; muốn đăng ký mã số thuế cá nhân… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư 247, tel: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng nào?

Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Hiện nay theo quy định có những loại hóa đơn nào?

Hóa đơn giá trị gia tăng: Là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
Hoạt động vận tải quốc tế;
Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Thủ tục xin cấp hóa đơn bán lẻ thế nào?

 Đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ (mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
– Các giấy tờ liên quan (hợp đồng mua bán…)
– Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế thì đơn vị kinh doanh phải nôp thuế đầy đủ theo quy định cụ thể trước khi nhận và nộp thuế đầy đủ theo quy định hóa đơn bán lẻ sau khi có được quy định nộp thuế và đề nghị cấp hóa đơn thì cơ quan thuế sẽ đóng dấu và nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Chứng từ của người nộp thuế đề nghị cấp hóa đơn và cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm đóng dấu cho cơ quan thuế vào phía trên và bên trai của liên 1, liên 2 trước khi giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, trường hợp liên thứ 3 sẽ dùng để lưu tại cơ quan thuế.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.