Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

06/04/2022
3649
Views

Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn thư; đáp ứng các yêu cầu và tiến trình cải cách hành chính; ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư hiện nay ra sao? hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé

Căn cứ pháp lý

Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư

Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP là nghị định quy định chi tiết về công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư theo nguyên tắc công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật có hiệu lực từ ngày 05/3/2020

Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP

So với quy định, hướng dẫn của các văn bản trước đây; quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của Nghị định số 30/2020/NĐ-CP có một số  điểm mới cần chú ý sau:

– Đối với cỡ chữ của tên loại văn bản; trước đây theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV; tên loại văn bản hành chính chỉ được thực hiện bởi duy nhất 01 cỡ chữ là 14. Nay; Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định việc trình bày tên loại văn bản hành chính có thể là cỡ chữ 13 hoặc 14.

– Đối với việc trình bày căn cứ ban hành văn bản hành chính; Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn là chữ in thường; kiểu chữ đứng; căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”; Nghị định 30 quy định là chữ in thường; kiểu chữ nghiêngcăn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “chấm”.

– Về vị trí đánh số trang của văn bản hành chính; Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn đánh tại góc phải ở cuối trang giấy; Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định đánh số trang văn bản: được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản.

– Đối với nơi nhận văn bản; theo hướng dẫn của Thông tư số 01/2011/TT-BNV thì chỉ có Công văn là loại văn bản phải có nơi nhận ở phần thứ nhất (gồm từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc) và Tờ trình có thể có nơi nhận ở phần thứ nhất.

.

Về số lượng và các loại văn bản hành chính được quy định ra sao?

Về cơ bản, số lượng và các loại văn bản hành chính được kế thừa từ Nghị định 110, tuy nhiên, Nghị định 30 đã bổ sung thêm 01 loại văn bản hành chính đó là Phiếu báo và bỏ bớt 04 loại văn bản là: (i) Bản cam kết, (ii) Giấy đi đường(iii) Giấy chứng nhận, (iv) Giấy biên nhận hồ sơ. Cụ thể, Nghị định 30 quy định về 29 loại văn bản hành chính, bao gồm: “Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công”.

Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

Đi kèm với việc quy định loại văn bản hành chính, Nghị định 30 cũng sửa đổi quy ước viết tắt đối với một số loại văn bản, cụ thể:

 Viết tắt theo quy định trước đâyViết tắt theo Nghị định 30
 Bản ghi nhớGNBGN
 Bản thỏa thuậnTThBTT
 Giấy ủy quyềnUQGUQ
 Giấy giới thiệuGTGGT
 Giấy nghỉ phépNPGNP
 Phiếu báo PB

Các trường hợp phải viết hoa mới nhất

Về cơ bản, Nghị định 30 kế thừa các quy định viết hoa tại các quy định trước đây như các trường hợp viết hoa (i) vì phép đặt câu; (ii) danh từ riêng chỉ tên người, (iii) tên địa lý; (iv) tên cơ quan, tổ chức, (v) các trường hợp khác… Bài viết chỉ tập trung chỉ ra một số điểm khác biệt về viết hoa tại Nghị định 30 so với quy định trước đây, cụ thể:

Nội dungThông tư 01/2011/TT-BNVNghị định 30
Viết hoa vì phép đặt câuViết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!), sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng.Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
Viết hoa tên địa lý trong trường hợp đặc biệt Chỉ quy định một trường hợp viết hoa đặc biệt là “Thủ đô Hà Nội” Bổ sung thêm trường hợp viết hoa đặc biệt là “Thành phố Hồ Chí Minh”
Viết hoa danh từ thuộc trường hợp đặc biệtKhông có Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhà nước, Nhân dân
Viết hoa trong trường hợp viện dẫn văn bảnTrường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm.Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
Viết hoa các trường hợp khácViết hoa tên các ngày tiếtNghị định 30 bỏ quy định này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thông tư hướng dẫn Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, max số thuế cá nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Văn bản chuyên ngành là gì?

Văn bản chuyên ngành là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

Văn bản hành chính là gì?

Văn bản hành chính là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.