Thời hạn đổi CMND sang thẻ căn cước như thế nào?

14/04/2022
Thời hạn đổi cmnd sang the căn cước
627
Views

Hiện nay vẫn có rất nhiều người hiểu sai về thời hạn đổi cmnd sang thẻ căn cước hay thẻ căn cước gắn chíp. Vì vậy nên xảy ra không ít những vấn đề phát sinh và hiểu nhầm về sự chuyển đổi này. Sau đây Luật sư X sẽ hỗ trợ lí giải để mọi người hiểu hơn về vấn đề này:

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân 2014

Thông tư 06/2021/TT-BCA

Thời hạn đổi cmnd sang the căn cước

Như được biết thì chứng minh nhân dân (căn cứ Điều 1 Nghị định số 03/VBHN-BCA về Chứng minh nhân dân) một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam; trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước; lai lịch của người được cấp. Giấy chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam; trong thời gian 15 năm kể từ ngày cấp gần nhất.

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật căn cước công dân. Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Một số cho rằng đổi cmnd sang thẻ CCCD là bắt buộc nhưng theo pháp luật quy định thì Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày quy định có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo Luật (15 năm); khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Thời hạn đổi CMND sang thẻ căn cước
Thời hạn đổi cmnd sang thẻ căn cước

Thời hạn đổi chứng minh thư sang thẻ căn cước

Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp”.

Thêm nữa, căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân“.

Như vậy, hiện nay Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm kể từ ngày cấp trước ngày 1/1/2016. Công dân không phải đổi Chứng minh nhân dân nếu thẻ vẫn còn hạn. Ngoài ra, mốc 1/7/2021 là mốc Bộ Công an không cấp mới Sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân).

Đối với những trường hợp có điều kiện để chuyển sang Căn cước công dân thì áp dụng:

Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Căn cứ điều 25 Luật Căn cước công dân năm 2014 về Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân:

“Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”

Kết luận: CMND có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Như vậy, thẻ CMND được cấp trước ngày này vẫn còn giá trị sử dụng. Sau 15 năm những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, người dân mới bắt buộc phải đổi sang CCCD.

Thời hạn đổi cmnd sang the căn cước gắn chip

Đổi thẻ cước công dân gắn chíp thì công dân sẽ trải nghiệm những điểm mới, tính năng ưu việt so với chứng minh nhân dân và cước công dân trước đây, cụ thể: Về hình dáng và kích thước, chất liệu; Thẻ Căn cước công dân gắn chíp sử dụng song ngữ Anh – Việt; Bổ sung nhiều điểm mới trên thẻ cước công dân gắn chíp; Thẻ cước công dân gắn chíp có nhiều tính năng hơn so với chứng minh nhân dân; Thời hạn của thẻ cước công dân gắn chíp và chứng minh nhân dân là khác nhau.

Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm CCCD gắn chip nếu đang dùng thẻ CMND, CCCD mã vạch mà thuộc các trường hợp sau:

– Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân; CMND;

– Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Đến thời điểm hiện nay, công dân đang dùng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên nếu có nhu cầu, người dân có thể yêu cầu đổi sang CCCD gắn chip mà không cần lí do.

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

– Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp CMND, CCCD gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại. Nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp CMND 9 số, thẻ CCCD mã vạch để chuyển sang cấp CCCD gắn chip điện tử. Nghĩa là trước ngày này, nhiều người dân vẫn được cấp CMND, CCCD mã vạch. CMND có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Hết năm 2043 chính là thời điểm tất cả Chứng minh nhân dân, CCCD mã vạch đã cấp hết thời hạn sử dụng. Đây là thời điểm người dân cả nước đồng bộ sử dụng CCCD gắn chíp

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thời hạn đổi cmnd sang the căn cước”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam, hồ sơ giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có thể đổi sang Căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA, Thông tư 48/2019/TT-BCA, công dân có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.
Đối với trường hợp cấp lại thẻ căn cước công dân do bị mất hoặc cấp đổi thẻ căn cước công dân do thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; cấp đổi thẻ căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì người dân có thể đến bất kỳ Công an cấp tỉnh nào nơi thuận tiện nhất để làm thủ tục.

Vì sao nên chuyển sang CCCD mới?

CCCD mới ngoài tác dụng như CMND hay CCCD, nó có thể được tích hợp nhiều thông tin như thuế, bảo hiểm y tế, bằng lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác.
Từ đó, có thể phòng tránh việc các loại giấy tờ bị giả mạo, giảm thời gian và chi phí cho người dân khi làm các thủ tục hành chính.

Khi nào biết CMND hay CCCD đã quá hạn để đổi?

Đối với CMND, hạn sử dụng sẽ kéo dài 15 năm liên tục, kể từ ngày cấp. Đối với CCCD, công dân bắt buộc phải có 3 lần đổi thẻ CCCD trong đời khi tròn 25, 40 và 60 tuổi. Nếu bạn đổi CCCD vào năm 23 tuổi, thì khi đến năm 25 tuổi, bạn không cần đổi tiếp. Tương tự với năm 38 và 58 tuổi.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.