Tình cảm vợ chồng luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó. Và việc một người chẳng may dính vào vòng lao lý phải xa cách vợ con là một điều đáng tiếc. Và người ở lại cũng là người đau buồn và nhớ nhung lớn nhất. Do vậy mà pháp luật cũng đã quy định về việc được thăm phạm nhân khi ở trại tạm giam. Vậy Vợ được gặp chồng ở trại tạm giam trong bao lâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Những ai được thăm phạm nhân?
Tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định đối tượng được gặp phạm nhân bao gồm:
1. Thân nhân được gặp phạm phận gồm: ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Theo quy định trên, các cá nhân khác ngoài thân nhân như bạn bè, người yêu… có thể được gặp phạm nhân nếu được thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân đồng ý.
Thời gian vợ được gặp chồng ở trại tạm giam là bao lâu?
Tại Khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân như sau:
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn vào thăm chồng bạn ở trại thì được gặp chồng bạn ở phòng riêng nhưng không quá 24 giờ.
Chưa đăng ký kết hôn, có được đi thăm gặp chồng ở trại giam không?
Nếu chưa đăng ký kết hôn; nên chưa được xem là vợ chồng trên pháp luật; vì thế người vợ không thể thực hiện thăm chồng theo khoản 1 điều 4 Thông tư này. Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục thăm gặp được chồng thì chị cần thực hiện thủ tục quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA.
Vậy , cần làm gì để thăm chồng đang chịu án tù khi chưa đăng kí kết hôn?
Cụ thể trường hợp này, người vợ có thể làm đơn trình bày hoàn cảnh của mình cụ thể; cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Cán bộ trại giam có thể yêu cầu chị thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã.
Theo quy định của pháp luật; thì không có mẫu đơn chung nào để xác nhận sống chung như vợ chồng. Nếu chị muốn có mẫu đơn xin xác nhận chung sống như vợ chồng; thì chị có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi chị thường trú; để được hướng dẫn soạn; hoặc có thể tự soạn mẫu đơn. Việc xác nhận trên sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Làm thế nào để được vào thăm phạm nhân?
Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác được quy định tại Điều 5 Thông tư 14, theo đó:
– Đối với thân nhân
- Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có số hoặc không có tên trong sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
- Có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:
- Thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
- Đối với phạm nhân là người nước ngoài, trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc.
- Trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm tá lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.
– Đối với người không phải thân nhân
- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận)
- Có một trong những giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian vợ được gặp chồng ở trại tạm giam là bao lâu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi thăm gặp, phạm nhân phải mặc quần áo được cấp bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ (trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần áo thì được mặc quần áo dài thường, nhưng phải đóng dấu theo Nội quy của cơ sở giam giữ); nghiêm chỉnh chấp hành Nội quy của cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp.
Căn cứ điều kiện cụ thể, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định có thể cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin nhà thăm gặp trong thời gian 60 phút (mỗi lần không quá 3 (ba) người).
Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân nhân phạm nhân.
Căn cứ Điều 54 Luật này về chế độ liên lạc của phạm nhân, theo đó:
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.