Thời gian thử việc trong lao động được quy định như thế nào?

28/11/2021
722
Views

Xin chào luật sư, tôi năm nay 23 tuổi vừa tốt nghiệp ra trường chuyên ngành công nghệ thông tin. Tôi mới ký hợp đồng lao động với một công ty có tiếng và đang trong thời gian thử việc. Vì đây là công việc tôi yêu thích nên thời gian thử việc do công ty quy định. Nhưng tôi đã thử việc được 30 ngày rồi mà vẫn chưa được lên làm nhân viên chính thức. Trong khi đó bạn tôi làm việc ở công ty khác chỉ cần thử việc 2 tuần. Tôi muốn hỏi luật sư thời gian thử việc trong lao động được quy định như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Thông thường khi người lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; đôi bên đã thỏa thuận về thời gian thử việc và tiền lương thử việc. Tuy nhiên, mỗi công ty lại có quy định về thời gian thử việc khác nhau. Tại sao lại có sự khác nhau đó. Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu về thời gian thử việc trong lao động theo quy định của pháp luật ngay sau đây:

Thế nào là thời gian thử việc?

Theo Khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”

Suy ra người thử việc có thể được hiểu là người đang trong quá trình thử việc mà nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động; hoặc người thử việc thông qua hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc phát sinh trước khi giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, đây không phải là loại hợp đồng đào tạo giống hợp đồng học nghề, tập nghề.

Nội dung của hợp đồng thử việc không có mục liên quan đến đào tạo, các nội dung chính của hợp đồng thử việc gần giống với nội dung của hợp đồng lao động thông thường: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động; Họ tên; thông tin cá nhân cơ bản của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương; và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Mục đích của việc giao kết hợp đồng thử việc là để hướng đến việc giao kết hợp đồng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng thử việc. Đối với người sử dụng lao động; việc áp dụng hợp đồng thử việc trước khi giao kết hợp đồng là một bước đảm bảo khi tuyển chọn nhân sự. Đối với người thử việc; quá trình thử việc là cơ hội để thể hiện năng lực tốt nhất của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Thời gian thử việc trong lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019​ quy định về thời gian thử việc như sau :

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn; kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác“.

Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp là không quá 180 ngày.

Đây là quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019 khi quy định về thời gian thử việc tại Khoản 1 Điều 25. Bộ luật lao động năm 2012 không có quy định thời gian thử việc cho người quản lý doanh nghiệp; sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy, nghiễm nhiên công việc của người quản lý doanh nghiệp; sử dụng vốn nhà nước đàu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thuộc vào hai nhóm trình độ chuyên môn; kỹ thuật từ cao đẳng trở lên hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề; trung cấp chuyên nghiệp công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ với thời gian thử việc là không quá 60 ngày và không quá 30 ngày. 

Bộ luật lao động năm 2019 chia công việc này thành nhóm riêng; và có thời gian thử việc tối đa dài nhất là không quá 180 ngày. Quy định này hợp lý bởi đây là công việc mang tính chuyên môn cao; chịu trách nhiệm lớn, phạm vi và mức độ công việc cũng rất lớn, nên đòi hỏi thời gian thử việc lâu hơn so với các công việc thông thường.

Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên không quá 60 ngày.

Quy định này được giữ nguyên từ Bộ luật lao động năm 2012 sang Bộ luật lao động năm 2019 (khoản 2 điều 25), vì 60 ngày; tức 02 tháng là quãng thời gian hợp lý nhất để thử việc đối với một người lao động; có trình độ từ cao đẳng trở lên khi các công việc này có tính chất phức tạp; không thể thử việc trong thời gian ngắn hạn nhưng cũng không thể thử việc quá dài hạn; dễ gây lách luật để lấy hợp đồng thử việc trá hình hợp đồng lao động.

Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

Quy định này cũng được giữ nguyên từ Bộ luật lao động năm 2012 sang Bộ luật lao động năm 2019 (Khoản 3 Điều 25). Các công việc này có tính chất phức tạp ở mức trung bình; không bằng hai nhóm trên, nên thời gian thử việc ngắn hơn.

Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Các công việc khác không thuộc các nhóm trên có thời gian thử việc thống nhất không quá 06 ngày. Những công việc này chủ yếu không đòi hỏi trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao; cũng không đòi hỏi bằng cấp, hay còn gọi là những công việc đơn giản, không cần thời gian thử việc dài ngày.

Chấm dứt thử việc được tiến hành như thế nào?

Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động; hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết; hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc; hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Như vậy, mục đích của việc thử việc là để hướng đến giao kết hợp đồng lao động; hoặc thực hiện hợp đồng lao động một cách chắc chắn hơn đối với người sử dụng lao động. Các quy định về thử việc và hợp đồng thử việc của Bộ luật lao động năm 2019 tương đối chặt chẽ, rõ ràng so với Bộ luật lao động năm 2012.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thời gian thử việc trong lao động được quy định như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương thử việc được tính như thế nào?

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Làm việc ngày vào ngày Quốc Khánh (2/9) sẽ được hưởng lương như thế nào ?

Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
Như vậy, theo dẫn chiếu trên thì vào ngày 2/9 – ngày Quốc Khánh bạn sẽ được nghỉ không phải đi làm mà vẫn được hưởng nguyên lương.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận