Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

30/09/2022
Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
806
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện tại em đang làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu, có trụ sở tại Hà Nội. Em đã ký kết hợp đồng thử việc là 02 tháng nhưng bây giờ đã là tháng thứ 3 nhưng chưa được nhận làm nhân viên chính thức, công ty lấy lý do rằng chưa đạt yêu cầu của công việc nên muốn gia hạn hợp đồng thử việc. Em có thắc mắc rằng có được gia hạn thời gian thử việc không? Đồng thời, em có thắc mắc rằng thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không? Giả sử khi em đã ký hợp đồng lao động chính thức thì khi thôi việc thời gian thử việc trước đây có tính để chi trả trợ cấp thôi việc không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Có được gia hạn thời gian thử việc không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 về thời gian thử việc, cụ thể như sau:

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Bộ luật này có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, theo quy định hiện hành có thể gia hạn thời gian thử việc nhưng thời gian thử việc không được quá thời gian thử việc quy định trên. Trường hợp của bạn, khi bạn hết thời hạn 2 tháng thử việc mà công ty yêu cầu gia hạn thêm thời gian là trái quy định pháp luật, công ty phải ký kết hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết với bạn. Trường hợp chuyển bạn sang vị trí công việc khác thì có thể tính thời gian thử việc lại từ đầu.

Phải thỏa mãn điều kiện nào mới được chi trả trợ cấp thôi việc?

Căn cứ theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc, cụ thể như sau:

“Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, một trong những điều kiện cần mà người lao động phải thỏa mãn thì mới được xem xét chi trả trợ cấp thôi việc đó là:

– Có hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động.

– Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP  về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, cụ thể như sau:

“Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

[…]

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

[…]”

Như vậy, trong trường hợp nếu người lao động đang thử việc, khi kết thúc thử việc thì không đủ điều kiện để xem xét chi trả trợ cấp thôi việc, do không thỏa đủ điều kiện theo quy định nêu trên.

Còn trong trường hợp người lao động vào làm việc chính thức, có hợp đồng lao động theo đúng quy định và nghỉ việc thì vẫn được xem xét chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định trên.

Theo đó, khi xem xét thời gian làm việc để tính chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ tính cả thời gian thử việc của họ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư 247 chia sẻ với các bạn về “Thời gian thử việc có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy định pháp luật liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty TNHH hay sử dụng dịch vụ thành lập công ty Hà Nội trọn gói, giá rẻ…. của luật sư 247, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 02 trường hợp dù có đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc nêu trên nhưng không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp đó là:
Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.

Nghỉ việc bao lâu thì mới nhận được trợ cấp thôi việc?

Theo quy định pháp luật, với trường hợp thông thường, người lao động chỉ mất tối đa 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ nhận được trợ cấp thôi việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động có thể phải chờ đến 30 ngày để nhận trợ cấp thôi việc.

Tính trợ cấp thôi việc như thế nào?

Theo quy định, người lao động nghỉ việc, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc sẽ được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Cụ thể:
Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.