Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu?

02/09/2022
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu
286
Views

Trong một số trường hợp nhất định, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề. Vậy theo quy định, Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu? Có được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên trước thời hạn không? Công chứng viên vẫn hành nghề trong thời gian tạm đình chỉ thì bị xử phạt như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư 247 để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Cơ sở pháp lý

Công chứng viên là gì?

Theo Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng viên như sau:

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Công chứng viên là ngạch công chức ngành tư pháp. Công chức viên làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước có nhiệm vụ công chứng. Công chứng viên là cán bộ pháp lí được bổ nhiệm để thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cở quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lí như xác nhận, chứng nhận, chứng thực cá° bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế, vv.

Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo để nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.

Trường hợp nào công chứng viên bị đình chỉ hành nghề

Căn cứ theo Điều 14 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự: trách nhiệm hình sự mà công chứng viên bị truy cứu không chỉ là những hành vi liên quan đến ngành nghề công chứng mà là tất cả những hành vi phạm tội của công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: trong quá trình hành nghề công chứng viên, nếu công chứng viên có các hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu?

Điều 14 Luật Công chứng 2014 quy định tạm đình chỉ hành nghề công chứng như sau:

1. Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

2. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

3. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;

b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp.

Như vậy, khi bạn bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thì thời gian tạm đình chỉ là không quá 12 tháng. Trong khoảng thời gian này bạn vẫn hành nghề thì sẽ bị xử phạt hành chính.

Có được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên trước thời hạn không?

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu

Tại Khoản 3 Điều 14 Luật Công chứng 2014 quy định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng như sau:

Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:

a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;

b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Do đó, công chứng viên đang bị tạm đình chỉ thì vẫn có thể được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn.

Công chứng viên vẫn hành nghề trong thời gian tạm đình chỉ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 5 và Khoản 9 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng như sau:

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng;

b) Hành nghề trong thời gian bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm m khoản 2 và điểm h khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3, điểm i khoản 4, khoản 5, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều này;

c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các điểm m và q khoản 3, các điểm a, b, d, đ, e, g, p và q khoản 4, khoản 5, các điểm b và c khoản 6 Điều này.

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, bạn đang trong thời gian tạm đình chỉ hành nghề mà vẫn hành nghề công chứng thì bạn sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn phải nộp lại tất cả số lợi bất hợp pháp mà bạn có được khi bạn hành nghề trong thời gian tạm đình chỉ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian tạm đình chỉ hành nghề đối với công chứng viên tối đa là bao lâu” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo tài chính cuối năm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định pháp luật

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

 Các trường hợp nào được miễn đào tạo nghề công chứng?

– Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
+ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;+ Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

Công chứng viên có các quyền nào?

– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
– Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
– Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
– Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
– Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
– Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.