Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài

12/08/2022
Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài
385
Views

Chào Luật sư, hiện nay tôi đang là nhân viên may bên Hàn Quốc. Tôi nghe nói có chính sách cho người lao động làm việc ở nước ngoài được vay tiền. Không biết thủ tục vay vốn của người lao động làm việc ở nước ngoài như thế nào theo quy định? Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài như thế nào? Vay tiền có khó không khi tôi là đối tượng công dân làm việc ở nước ngoài? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Các loại khoản vay phải nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành có các khoản vay nước ngoài sau cần phải thực hiện nộp hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng nhà nước:

Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài

Toàn bộ các khoản vay nước ngoài có thời hạn từ 01 năm trở lên tính theo thời hạn xác định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, Hợp đồng vay nước ngoài.

Khoản ngắn hạn nước ngoài

Khoản vay ngắn hạn có hợp đồng gia hạn hoặc không có hợp đồng gia hạn nhưng hết thời hạn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên bên đi vay chưa trả hết nợ cho phía nước ngoài theo thời hạn được thỏa thuận tại. Trừ trường hợp hợp đồng vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng bên đi vay đã trả trong thời hạn là 1 năm 10 ngày kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài
Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài

Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài gồm những gì?

Trừ các khoản vay phát sinh từ Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài thông thường gồm các tài liệu cụ thể như sau:

  • Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay;
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay;
  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) Hợp đồng vay vốn nước ngoài hoặc thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung;
  • Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh;
  • Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
  • Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam;
  • Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

 Theo đó, Quyết định quy định rõ điều kiện cho vay gồm: Thứ nhất, người lao động có hộ khẩu thường trú từ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thứ hai người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Mức vốn vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật. Người lao động được vay vốn theo quy định nêu trên mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Lãi suất cho vay đối với người lao động làm việc nước ngoài thế nào?

Về lãi suất cho vay, người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định nêu trên.

Thời hạn cho vay không quá thời gian làm việc ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.

Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với người lao động về việc trả gốc nhưng tối đa không quá 12 tháng/lần. Trường hợp đến hạn, người lao động không trả được nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội theo dõi vào kỳ tiếp theo.

Lãi tiền vay được thu theo kỳ hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn. Trường hợp, người lao động có nhu cầu trả lãi theo tháng thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thu theo đề nghị của người lao động. Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý nợ rủi ro vốn vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định pháp luật.

Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài
Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về Thời gian duyệt hồ sơ vay của người lao động làm việc nước ngoài. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; hoặc muốn tham khảo thủ tục hạch toán thuế phụ thuộc hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân; quyết toán thuế thu nhập cá nhân; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ vay vốn bao gồm những gì?

1 bản chính Giấy đề nghị vay vốn (theo Mẫu số 1 hoặc Mẫu số 2 kèm theo Quyết định này), có xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng được hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Quyết định này; 1 Bản sao công chứng hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật; 1 Bản sao công chứng hộ chiếu của người lao động còn đủ thời hạn để thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.

Thời gian giải quyết yêu cầu vay vốn của người lao động nước ngoài là bao lâu?

Trong thời 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện thẩm định và phê duyệt. Trường hợp không phê duyệt, phải có văn bản gửi người lao động nêu rõ lý do.

Đối tượng được vay vốn ngân hàng gồm những ai?

Cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài.
Cá nhân từ 18 tuổi.
Có CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu có hiệu lực
Mục đích vay tiền ngân hàng nhằm phục vụ mục đích hợp pháp.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.