Trong những năm gần đây, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò của nghề công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do vậy mà nghề công chứng cũng cần phải có đào tạo và chứng chỉ hành nghề đầy đủ. Vậy Thời gian đào tạo nghề công chứng là 13 tháng có đúng hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nghề công chứng là gì ?
Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Về điều kiện để trở thành công chứng viên, đầu tiên phải là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng thì công chứng viên phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng, trong một thời gian nhất định.
Thời gian đào tạo nghề công chứng là 13 tháng có đúng hay không?
Theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 quy định về đào tạo nghề công chứng như sau:
Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.
Như vậy, theo quy định, thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng chứ không phải 13 tháng.
Tập sự hành nghề công chứng
Căn cứ theo Điều 11 của Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 (gọi tắt là Luật Công chứng năm 2014), Luật quy định về việc đi tập sự hành nghề công chứng của công chứng viên như sau:
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Tại cùng một thời điểm, một công chứng viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.
4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2014 về miễn đào tạo nghề công chứng:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
– Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
– Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
– Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thời gian đào tạo nghề công chứng là 13 tháng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ, thành lập công ty Hà Nội làm giấy khai sinh mới vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc đăng ký tập sự được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
– Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ đăng ký tập sự nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thành phần hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 5, Khoản 1, Thông tư 04/2015/TT-BTP thì hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng bao gồm:
– Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là Thông tư số 04/2015/TT-BTP);
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
– Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
– Thuộc trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 13 của Luật công chứng;
– Người đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
Bằng những quy định trên của Thông tư 04/2015/TT-BTP, Bộ Tư pháp có thể dễ dàng quản lý những người tập sự hành nghề công chứng, góp phần xây dựng một đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp trong tương lai.
Theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được phép đăng ký tập sự hành nghề công chứng:
– Người đang là cán bộ, công chức hoặc viên chức (trừ trường hợp là viên chức làm việc tại Phòng công chứng),
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
– Sỹ quan, hạ sỹ quan và công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
– Các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Luật công chứng