Thời điểm giao kết hợp đồng là gì theo quy định năm 2023?

11/01/2023
Thời điểm giao kết hợp đồng là gì theo quy định năm 2023?
287
Views

Hiện nay khi tham gia vào quan hệ lao đọng hay ký kết một hợp đồng dân sự nào đó thì thời điểm giao kết được quan tâm nhiều tới, bởi đây là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời khi xảy ra tranh chấp thì đây cũng là một chứng cứ có vai trò hết sức quan trọng để xác định mức độ vi phạm. Thực tế hiện nay có nhiều loại hợp đồng được ký kết và thời điểm ký kết và có hiệu lực là một, tuy nhiên cũng tồn tại trường hợp hai thời điểm này được xác định khác nhau. Vậy theo luật dân sự hiện hành thời điểm giao kết hợp đồng là gì? Quy trình giao kết hợp đồng được diễn ra theo trình tự nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin chúng tôi đưa ra sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bọ luật Dân sự năm 2015

Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng được coi là đã giao kết hợp đồng.

Theo điêu 400 của Bộ luật dân sự năm 2015, quy định như sau:

1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.

Quy trình giao kết hợp đồng năm 2023

Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Quy trình trình giao kết hợp đồng được diễn ra thông qua hai gia đoạn, đó là giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên quá trình này có thể là một quá trình thương lượng và thỏa thuận được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nên bên đưa ra lời đề nghị ban đầu lại có thể trở thành bên cuối cùng trả lời chấp nhận đề nghị. Theo đó, muốn xác định rõ thời điểm trả lời giao kết hợp đồng dân sự thì phải xác định được các dấu hiệu cơ bản của một lời đề nghị giao kết hợp đồng cũng như chấp nhận giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng

– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).

Thời điểm giao kết hợp đồng là gì theo quy định năm 2023?
Thời điểm giao kết hợp đồng là gì theo quy định năm 2023?

– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Thông tin trong giao kết hợp đồng

– Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.

– Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

– Bên vi phạm quy định giao kết mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

– Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

+ Do bên đề nghị ấn định;

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

– Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

– Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để được coi là có hiệu lực phải chưa đựng các dấu hiệu cơ bản theo trình tự giao kết hợp đồng cơ bản như trên.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là khi nào?

Nội dung về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác

Theo quy định này, có thể thấy, thời điểm có hiệu lực được tính từ thời điểm giao kết, nghĩa là được tính theo quy định của thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.

Nghĩa là, hợp đồng sẽ hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng nêu trên trừ hai trường hợp:

– Các bên thoả thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết của hợp đồng thì thực hiện theo thoả thuận đó.

– Luật khác có quy định thì thực hiện theo Luật đó. Ví dụ, theo Điều 458 Bộ luật Dân sự, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản. Riêng động sản mà Luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy… thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Thời điểm giao kết hợp đồng là gì theo quy định năm 2023?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như mẫu giấy ly hôn thuận tình, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là khi nào?

– Có thể bên đề nghị ấn định;
– Còn khi bên đề nghị không ấn định thì có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.  

Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực là khi nào?

Đối với hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều 22 nghị định 21/2021/NĐ-CP này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết. 

Việc giao kết hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc nào?

– Nguyên tắc bình đẳng
– Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
– Nguyên tắc thiện chí, trung thực
– Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
– Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.