Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

16/01/2022
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?
1001
Views

Kinh tế thị trường là vấn đề không còn xa lạ đối với mỗi chủ thể; đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Trong xu thế đó, các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ngày càng được đẩy mạnh và phát triển không ngừng; dẫn đến việc xuất hiện những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Vậy, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

  • Thỏa thuận là khái niệm rộng và trong hoạt động cạnh tranh có những thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh; có thỏa thuận khuyến khích cạnh tranh; nhưng cũng có thỏa thuận trung tính (không khuyến khích cạnh tranh cũng không hạn chế cạnh tranh).
  • Trong kinh tế học, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp; nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh; hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 8).
  • Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, có thể hiểu: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kì hình thức nào; có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Có thể thấy rằng, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập

  • Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau; hoàn toàn không phụ thuộc nhau về tài chính.
  • Những hành động thống nhất của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận; bởi thực chất các công ty nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên hạch toán phụ thuộc cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
  • Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải là ý chí độc lập của riêng doanh nghiệp; mà không phụ thuộc; không chịu sự tác động của bất kỳ ai; nếu doanh nghiệp bị ép buộc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh như công ty mẹ; hay tập đoàn ra quyết định bắt công ty con phải thi hành; thì đây không được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau hoạt động trên cùng thị trường liên quan; hoặc giữa các bên không phải là đối thủ của nhau.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận.

  • Dấu hiệu quan trọng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận; để gây hạn chế cạnh tranh với các nội dung như ấn định giá; phân chia thị trường tiêu thụ; hạn chế nguồn cung,…
  • Các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ với nhau.
  • Để xác định hành vi; hoặc tập hợp các hành vi của nhóm doanh nghiệp độc lập cấu thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại thỏa thuận chính thức bằng văn bản (hợp đồng hoặc bản ghi nhớ); hay đã có cam kết đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia; mà không thể hiện bằng văn bản….

Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

  • Hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường là xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia. Khi thỏa thuận được kí kết; các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa.
  • Các doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận sẽ hình thành một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể; và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh; các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ; hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận.

Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là: Thoả thuận theo chiều ngang (horizontal agreements) và thoả thuận theo chiều dọc (vertical agreements).

Thỏa thuận theo chiều ngang

  • Thoả thuận theo chiều ngang là thoả thuận giữa các doanh nghiệp; cùng ngành hàng hoạt động trên cùng thị trường liên quan; ví dụ như thoả thuận giữa các nhà sản xuất; hay giữa những nhà bán buôn; hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau.
  • Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau; có thể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận; làm tăng khả nằng của các doanh nghiệp trong việc tính giá sản phẩm; dịch vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và làm giảm phúc lợi xã hội.
  • Thoả thuận theo chiều ngang phổ biến là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hoá; dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường; thông đồng trong đấu thầu, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất; mua bán hàng hoá, dịch vụ.
  • Các thoả thuận này thường được gọi là hard-core cartel – những thoả thuận gây nguy hại nhất cho cạnh tranh làm cản trờ cạnh tranh trên thị trường; bị xử lí theo nguyên tăc perse rule (mặc nhiên bị cấm khi cơ quan cạnh tranh xác định có hành vi thoả thuận theo chiều ngang đó xảy ra và không cần tìm hiệu các yếu tố khác).

Thỏa thuận theo chiều dọc

Khái quát chung

  • Thoả thuận theo chiều dọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất; hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất; phân phối sản phẩm như thoả thuận giữa nhà sản xuất với nhà phân phối.
  • Thoả thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau; mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Vì vậy; các thoả thuận theo chiều dọc thường không tạo ra khả năng khống chế thị trường.

Các thoả thuận theo chiều dọc phổ biến

  • Phân phối độc quyền theo lãnh thổ: Là thoả thuận theo đó nhà cung cấp đồng ý bán sản phẩm của mình cho duy nhất một nhà phân phối để bán lại trong địa bàn nhất định; đồng thời nhà phân phối luôn bị hạn chế quyền bán sản phẩm ở các địa bàn độc quyền khác.
  • Giao dịch độc quyền: Là thoả thuận giữa người sản xuất (người bán) và người phân phối (người mua); trong đó người bán đặt điều kiện người mua không mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của người bán. Thoả thuận này dẫn đến sự lựa chọn của người mua sẽ bị hạn chế; làm cho người bán khác sẽ bị loại khỏi thị trường.
  • Buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thoả thuận ấn định giá bán lại: Là thoả thuận theo đó nhà sản xuất khuyến nghị giá bán lại đối với bên bán lại; hoặc yêu cầu bên bán lại phải tuân thủ mức giá bán lại tối đa. Thoả thuận này tạo ra mốc giá cho các bên bán lại; làm cho hầu hết hoặc toàn bộ bên bán lại sẽ phải tuân thủ mốc giá đó.

Pháp luật Việt Nam không có sự phân hóa rõ ràng thỏa thuận theo chiều ngang; và thỏa thuận theo chiều dọc. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm được liệt kê tại Điều 8 Luật Cạnh tranh.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi hạn chế cạnh tranh?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018; Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

Thị trường liên quan là gì?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018; Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.